"Ông trùm BOT" Phạm Quang Dũng liên tiếp chìm đắm trong thua lỗ, vay nợ
Trong quý II/20201, Tasco ghi nhận doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 226,9 tỷ đồng, tăng 28,7% so với cùng kỳ 2020. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 82 tỷ đồng, tăng 14%.
Mặc dù, Tasco ghi nhận doanh thu có tăng 28,7%, nhưng vẫn không đủ bù lỗ cho các hoạt động kinh doanh tài chính của mình.
Quý II/2021, Tasco ghi nhận lợi nhận sau thuế thu nhập doanh nghiệp lỗ 49 tỷ đồng, mức lỗ này cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020 lỗ 14 tỷ đồng. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ lỗ 47 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020 lỗ 12 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính của Tasco cho thấy, luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý II/2021 doanh thu thuần đạt 463 tỷ đồng tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020 đạt 352 tỷ đồng.
Ngược lại, chi phí lãi vay của Tasco đạt 82 tỷ đồng lỗ 25 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước là 57 tỷ đồng; Chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 22 tỷ đồng tăng 2 tỷ đồng so với năm trước là 20 tỷ đồng.
Lỗ ròng của Tasco thể hiện lợi nhuận sau thuế âm hơn 73 tỷ đồng, tăng đột biến so với âm 9,2 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020. Với mức lỗ liên tiếp của 6 tháng đầu năm 2021, đã đẩy Tasco vào tình trạng báo động khó đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2021.
Tính tới ngày 30/6/2021, tổng tài sản của Tasco đạt hơn 9.956 tỷ đồng, giảm 2% so với hồi đầu năm ghi nhận 10.158 tỷ đồng.
Trong đó, đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 38 tỷ đồng giảm 8 tỷ đồng so với đầu năm ghi nhận 46 tỷ đồng; tài sản ngắn hạn và dài hạn đều giảm so với hồi đầu năm 2021.
Trong quý II, tài sản của Tasco có được chủ yếu là tài sản cố định đạt hơn 6.100 tỷ đồng, chiếm 61,4% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt gần 1.136 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn đạt 785,7 tỷ đồng, chiếm 7,9% tổng tài sản.
Về các khoản nợ phải trả, trong đó nợ ngắn hạn Tasco phải trả là 1.241 tỷ đồng tăng 47 tỷ đồng so với đầu năm ghi nhận nợ 1.194 tỷ đồng. Đặc biệt, vốn chủ sở hữu của Tasco chỉ đạt 2.887 tỷ đồng giảm 73 tỷ đồng so với hồi đầu năm ghi nhận đạt 2.960 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối kỳ này âm hơn 70 tỷ đồng.
Với việc nợ phải trả tiếp tục tăng và vốn chủ sở hữu giảm khiến cho lãi vay phải trả của Tasco là 166 tỷ đồng tăng 50 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020 ghi nhận lãi vay 116 tỷ đồng.
Khái quát đôi nét về ông chủ Tasco: Ông Phạm Quang Dũng (SN 1954, quê quán Nam Định) đang là Chủ tịch HĐQT Tasco.
Trước khi ngồi "ghế nóng" tại Tasco, ông Dũng từng là Kế toán ban chỉ huy công trường Thuỷ Lợi (Hải Hậu) rồi lên Giám đốc Công ty công trình Giao thông Nam Định.
Công ty CP Tasco (HNX: HUT) từng được xem là "ông trùm" BOT một thời với hàng loạt dự án trên các tuyến đường giao thông phía Bắc.
Từ năm 2017, Tasco bắt đầu cho thấy những dấu hiệu kém hiệu quả hơn khi tổng doanh thu chỉ đạt 2.195 tỷ đồng, sụt giảm 26% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế thu về 297,5 tỷ, giảm gần 27%.
Doanh thu và lợi nhuận của Tasco liên tiếp sụt giảm từ đầu năm 2017 đến nay và điều này đã có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Từng giao dịch tại gần 12.000 đồng/cp nhưng đến nay cổ phiếu chỉ còn 2.300 đồng/cp, khiến giá trị vốn hóa chỉ còn hơn 600 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính bán niên 2019 đã qua soát xét, Tasco ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 600 tỷ đồng, nhích nhẹ ở mức 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu của Tasco phần lớn phụ thuộc vào hoạt động thu phí đường bộ, vì thế, dự báo doanh thu tài chính năm 2021 sẽ lỗ sâu nhất trong vài năm trở lại đây.