Start-up công nghệ việc làm HelloJob dẫn đầu thị trường chuyển việc tại Nhật Bản

25/10/2021 13:39 GMT+7
Sau hơn 2 tháng kể từ ngày ra mắt, ứng dụng hellojob của Công ty cổ phần HelloJob ("HelloJob") đã thu hút được hàng nghìn người dùng là người lao động Việt Nam đang mắc kẹt tại Nhật Bản chưa về nước được do Covid-19 vào tìm việc làm.

Được biết hiện nay số lượng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản rơi vào khoảng 450.000, trong đó số lượng người lao động phổ thông (Thực tập sinh, Kỹ năng đặc định) chiếm gần 50%, tương đương 220.000 người.

Thông thường, thời hạn hợp đồng lao động (Thực tập sinh) là 3 năm, do đó hàng năm số lượng người lao động hết hạn cần về nước sẽ lên đến hàng chục nghìn người.

Cụ thể năm 2018, Việt Nam có khoảng 68.000 lao động sang Nhật làm việc, cũng đồng nghĩa số lượng lao động hết hạn hợp đồng vào năm 2021 cần về nước tương đương con số đó. Bên cạnh đó, số lượng lao động mắc kẹt do Covid-19 từ cuối năm 2019 và trong năm 2020 cũng ước tính từ 18.000 đến 40.000 người.

Start-up công nghệ việc làm HelloJob dẫn đầu thị trường chuyển việc tại Nhật Bản - Ảnh 1.

Sản phẩm có cả giao diện Mobile và Desktop cực kỳ tiện dụng

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Nhật Bản đã linh động trong việc cho phép người lao động đăng ký Visa tạm thời (Tokutei kastudo) hoặc chuyển đổi sang Visa làm việc có tay nghề dài hạn (Tokutei gino), từ đó hình thành nên thị trường chuyển việc tại Nhật Bản dành cho người Việt cực kỳ sôi động, với thành phần tham gia chủ yếu là người Việt trong vai trò người tìm việc hoặc người giới thiệu (Shokai), nhà tuyển dụng.

Nắm bắt được nhu cầu này, kể từ ngày 09/08/2021, HelloJob đã cho ra mắt ứng dụng "chuyển việc miễn phí". Điểm đặc biệt của ứng dụng này ở chỗ không chỉ người lao động được hoàn toàn miễn phí, mà trong giai đoạn thử nghiệm cả bên phía người giới thiệu (Shokai), nhà tuyển dụng cũng được sử dụng dịch vụ miễn phí..

Ông Đào Lê Phương, Giám đốc vận hành dự án, cho biết, sản phẩm của HelloJob ra mắt vào đúng thời điểm thị trường tuyển dụng lao động phổ thông của Nhật Bản tiếp tục thiếu nhân lực trầm trọng do không có lao động mới từ nước ngoài bổ sung kể từ khi ban bố tình trạng khẩn cấp.

"Mỗi ngày chúng tôi có khoảng từ 20.000 đến trên 30.000 người lao động tiếp cận với hệ thống,  trong đó số lượng ứng viên tương tác, đăng ký tư vấn… dao động khoảng từ 1.100 đến 1.600 lượt/ngày. Với tốc độ hiện nay, dự kiến HelloJob sẽ thu hút khoảng 70-90% nhu cầu của thị trường này trước dịp Tết dương lịch 2022", ông Phương cho hay.

Start-up công nghệ việc làm HelloJob dẫn đầu thị trường chuyển việc tại Nhật Bản - Ảnh 2.

Người lao động thành công tìm việc và hài lòng với dịch vụ của HelloJob

Hệ thống đăng ký - đăng nhập Single Sign-on được HelloJob phát triển với phương châm tối ưu sự tiện lợi cho người dùng, chỉ một vài thao tác cơ bản là người lao động sẽ có ngay cho mình một tài khoản để tra cứu việc làm cũng như liên hệ trực tiếp với người giới thiệu (Shokai), nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên nếu muốn sử dụng những chức năng nâng cao của hệ thống như ứng tuyển, đăng ký lịch phỏng vấn, tải lên hồ sơ giấy tờ các loại… người lao động sẽ phải khai báo thông tin đầy đủ và đặc biệt cần xác thực tài khoản bằng số "Thẻ ngoại kiều" duy nhất.

Chức năng này cũng làm tăng thêm niềm tin cho nhà tuyển dụng khi giúp loại bỏ những ứng viên ảo, ứng viên không xác thực. Hơn nữa, với những tài khoản xác thực thông tin, người lao động cũng được HelloJob tư vấn, bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra những vấn đề, khúc mắc trong quá trình tuyển dụng, hoặc được nhận bồi thường từ các gói bảo hiểm bảo vệ quyền lợi của người lao động nếu phát sinh rủi ro.

Q.D
Cùng chuyên mục