Tâm lý hoài nghi Trung Quốc lan rộng ở vùng Baltic: một dự án đường hầm cao tốc có nguy cơ bị chặn đứng
Với 17 tỷ USD vốn đầu tư đến từ Trung Quốc, vị doanh nhân Phần Lan muốn xây dựng một đường hầm nối từ Phần Lan đến Estonia, một trong những dự án cơ sở hạ tầng hiện đại của châu Âu.
Trả lời tờ SCMP, ông trùm Angry Birds cho biết cảm hứng của dự án đến từ tuyến tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản và mạng lưới đường sắt cao tốc của Trung Quốc. Dự án đường hầm tàu cao tốc dài khoảng 100km dự kiến sẽ hợp tác với Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc và nhận tài trợ từ Touchstone Capital Partners.
Việc xây dựng một tuyến đường nối Helsinki và thủ đô Tallinn của Estonia, ngăn cách bởi Vịnh Phần Lan, đã được chính phủ các nước thảo luận từ lâu. Đường hầm cao tốc mà ông trùm Angry Birds đề xuất sẽ cắt giảm hành trình này xuống chỉ còn 20 phút di chuyển thay vì 2 giờ đồng hồ đi phà như hiện tại.
Nhưng dự án đã rơi vào tình trạng bế tắc chính trị mà ngay cả Vesterbacka cũng có nguy cơ phải vật lộn để tìm ra giải pháp. Tại một đầu của dự án đường hầm ở Estonia, sự phản đối chính trị đối với Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng. Làn sóng này còn đang lan rộng ở nhiều quốc gia Baltic khác như Latvia và Lithuania.
Estonia, Latvia và Lithuania là bộ ba quốc gia tiên phong cho chủ nghĩa hoài nghi Trung Quốc ở châu Âu, đến nỗi 1 trong 3 quốc gia này đã xuất hiện trong nhóm 14 quốc gia đưa ra tuyên bố chung trong tuần này chỉ trích kết luận từ báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Nhà tài phiệt Vesterbacka tự tin rằng có thể xoa dịu sự hoài nghi và đưa dự án đường hầm tàu cao tốc hoạt động vào 24/12/2024. “Có một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc, và tôi cho rằng EU đang mắc kẹt ở giữa. Tất nhiên, chúng ta không nên ngây thơ (về cuộc chiến này), mọi quốc gia bao gồm Phần Lan, Estonia, Đức, Trung Quốc, Mỹ đều mong muốn lợi ích tốt nhất cho mình… Nhưng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì? (Người Trung Quốc) sẽ đóng cửa đường hầm hay lấy nó đi khỏi tay chúng ta? Làm thế nào điều đó có thể tồi tệ hơn những gì đang diễn ra lúc này, khi không có đường hầm nào cả?”.
Nhưng những chuyên gia phân tích không cho rằng sự bất bình với Trung Quốc là dễ dàng xoa dịu. Ông Una Berzina-Cerenkova, chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Riga Stradins ở Latvia nhận định: “Thiện cảm với Trung Quốc đang giảm dần trong những tháng gần đây”, và rằng khó có cánh cửa nào để dự án đường hầm này được phê duyệt ở Helsinki, Tallinn và Brussels.
Phát ngôn viên của cơ quan tình báo Estonia đã chỉ ra những bất thường trong lịch sử tài chính của Touchstone và cảnh báo rằng Trung Quốc có vẻ đang sử dụng những khoản đầu tư này như một “bẫy nợ” để thao túng chính sách của các quốc gia khác theo hướng có lợi cho Bắc Kinh. Thêm vào đó, một mối quan ngại khác là sự tham gia của một doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Hành chính Estonia Jaak Aab năm ngoái cho biết ông sẽ đề nghị từ chối kế hoạch xây dựng dự án này vì “lý do môi trường, kinh tế và an ninh”.
Sự bất bình đối với Trung Quốc đã khiến các quốc gia vùng Baltic phải cân nhắc lập trường của mình trong Sáng kiến 17 + 1 mà Trung Quốc thiết lập với các nước Trung và Đông Âu vào năm 2012. “Sáng kiến kinh tế này đã không mang lại kết quả như mong đợi của chúng tôi sau gần 10 năm” - trích lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lithuania Edigijus Meilunas. “Chỉ cần lấy dữ liệu thương mại giữa Litva và Trung Quốc để thấy rõ: bất chấp những nỗ lực hợp tác kinh tế cùng có lợi, các con số thương mại vẫn cho thấy sự mất cân đối lớn. Trung Quốc chỉ đứng thứ 20 trong danh sách các đối tác thương mại của Lithuania”.
Lithuania gần đây đã cấm một công ty nhà nước của Trung Quốc, Nuctech, cung cấp thiết bị cho ba sân bay quốc tế tại quốc gia này, viện dẫn lý do quan ngại an ninh quốc gia. Quan chức ngoại giao Meilunas cho biết những lo ngại này là hoàn toàn có nguy cơ, đồng thời đề nghị Trung Quốc hợp tác với các quốc gia Baltic trên cơ sở “27 + 1” ở cấp độ EU.
Một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Latvia cũng nhấn mạnh lại những tuyên bố này: “Khi chúng tôi gia nhập (sáng kiến 17+1) tám năm trước, mong muốn hàng đầu của chúng tôi là thúc đẩy tương tác kinh tế nhiều hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, những kỳ vọng ban đầu vẫn chưa thực sự thành hiện thực”, vị quan chức giấu tên cho biết.