Tham vọng của Louis Holdings sau khi thâu tóm AGM, TGG, Bll rồi nhắm tiếp đến 2 cty trên sàn chứng khoán

25/08/2021 09:08 GMT+7
Sau 3 thương vụ thâu tóm thành công, đại gia ngành gạo Luois Holdings đang nhắm đến 2 công ty trên sàn khác là Chứng khoán APG và Samtel.

Chính thức là thành viên trong hệ sinh thái Louis, CTCP Xây dựng và Đầu tư Trường Giang (TGG) đã được đổi tên Công ty thành CTCP Louis Capital. Đại diện Louis Holdings cũng tiết lộ thêm, động thái đổi tên TGG thành Louis Capital là định hướng cho thấy Tập đoàn thực sự hướng đến thị trường phía Bắc và không ngừng phủ rộng hệ sinh thái của Louis trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

TGG mới đây vừa thông qua chủ trương đầu tư tối đa 56 tỷ đồng để mua 51% cổ phần Công ty CP Sametel (SMT) nhằm trở thành công ty mẹ của doanh nghiệp chuyên về vật liệu điện này.

Khối lượng dự kiến mua là 2,8 triệu cổ phiếu SMT, tương đương với mức giá bình quân dự chi tối đa là 20.000 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu SMT đang bất ngờ tăng trần lên 10.300 đồng/cổ phiếu với lượng dư mua hơn 1,2 triệu đơn vị.

Cổ đông lớn nhất tại đây là Công ty Dây và Cáp Sacom với sở hữu gần 25% vốn. Samtel tiền thân là một bộ phận sản xuất của Công ty Sacom được tách ra thành công ty độc lập để phát triển nhánh kinh doanh về vật liệu điện và viễn thông.

Hoạt động của Samtel không quá nổi bật khi doanh thu năm ngoái khoảng 356 tỷ và có lãi 3,8 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2021, công ty vật liệu điện báo cáo doanh thu giảm 13% về 88 tỷ đồng và lỗ hơn 4 tỷ đồng (cùng kỳ cũng lỗ hơn 4 tỷ đồng).

Tỷ đồngKẾT QUẢ KINH DOANH SAMTELDoanh thuLợi nhuận sau thuếNăm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019Năm 20206T/2021-1000100200300400500 

Về phía Louis Capital, tại cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2021 vào ngày 6/9 tới đây, Công ty sẽ trình cổ đông phương án chào bán tối đa 30 triệu cổ phiếu cho dưới 100 nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, thay cho kế hoạch phát hành riêng lẻ 28 triệu đơn vị trình cổ đông vào cuối tháng 6.

Giá chào bán dự kiến 15.000 đồng/CP, ước tính thu về 450 tỷ đồng. Trong đó, Công ty dự kiến dành 200 tỷ đồng để mua cổ phần CTCP Chứng khoán APG (APG); 100 tỷ đồng để góp vốn vào CTCP Quản lý và Khai thác tài sản Louis AMC và 150 tỷ đồng đầu tư dự án du lịch nghỉ dưỡng Ao Giời Suối Tiên.

Như vậy, SMT không phải là là cái tên duy nhất nằm trong lộ trình mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững hệ sinh thái và tối ưu hóa hiệu quả hoạt đầu tư của TGG.

Tuy nhiên, mới đây, HOSE công bố sẽ tiếp tục giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu TGG do tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn chưa có dấu hiệu khắc phục rõ ràng cần tiếp tục theo dõi đến khi Công ty công bố thông tin Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm, TGG ghi nhận doanh thu 17,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 42,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 13,69 tỷ đồng và 46,1 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Louis Capital trước đây có tên cũ là Công ty cổ phần Xây dựng và Đầu tư Trường Giang, được đổi tên sau khi cuộc thay máu cổ đông lớn vào tháng 6 và 7 vừa qua. 

Mua lại 51% cổ phần Angimex 

Louis Holdings là tập đoàn lớn trong lĩnh vực xuất khẩu gạo với thương hiệu nổi tiếng Gạo Trắng Louis Rice.

Doanh nghiệp được thành lập vào năm 2012 với tên gọi ban đầu là Sản xuất Xuất nhập khẩu Núi Xanh Long An, sau đó tiếp tục thay đổi sang nhiều tên gọi khác như Louis Rice hay Louis Holdings, và hiện tại là Louis Holdings.

Với nền tảng xuất khẩu lúa gạo, tập đoàn này nhanh chóng mở rộng trong giai đoạn 2016-2020 khi liên tục nâng quy mô, đầu tư mới và thâu tóm các nhà máy gạo khác. Doanh nghiệp giới thiệu đang có 5 nhà máy với tổng công suất đạt khoảng 5.000 tấn gạo/ngày, cung ứng và xuất khẩu gạo trên 200.000 tấn, tương đương 70 triệu USD mỗi năm.

Điều đáng chú ý là Louis Holdings bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn trong giới tài chính, từ việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu đến thâu tóm nhiều công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.

Gần đây, Louis Holdings gây chú ý khi liên tiếp thâu tóm nhiều công ty khác nhau trên sàn chứng khoán, bao gồm nắm quyền kiểm soát tại Louis Land (trước đó là công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bảo Thư - Bll), thâu tóm Louis Capital (trước đó là Đầu tư và Xây dựng Trường Giang - TGG), mua 51% cổ phần công ty Angimex (AGM).

Sau khi thâu tóm Angimex, ông Đỗ Thành Nhân trở thành tân chủ tịch tại doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất tỉnh An Giang vào giữa tháng 7 vừa qua.

Louis Holdings muốn dựng lại tượng đài ngành gạo Việt Nam, đưa AGM vào Top doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.

Angimex hoạt động trong lĩnh vực lương thực, vật tư nông nghiệp, thương mại dịch vụ… với ngành hàng chủ lực là lúa gạo. Doanh nghiệp có thể sản xuất đến 350.000 tấn gạo/năm đi các thị trường khó tính tại châu Âu, châu Mỹ, châu Á.

Công ty có hệ thống 9 phân xưởng nhà máy chế biến lương thực, các kho có sức chứa lên đến 100.000 tấn cùng với hệ thống sấy, xay xát và lau bóng gạo rộng khắp miền Nam. Quy mô này là được xem là cộng hưởng rất tốt cùng mảng gạo của Louis Holdings.

Năm 2021, trong bối cảnh nhu cầu về gạo trên thế giới gia tăng, AGM đặt kế hoạch đạt doanh thu 2.174 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 35 tỷ đồng, tăng lần lượt 111% và 116% so với năm 2020.

Luois Holdings muốn dựng lại tượng đài ngành gạo Việt Nam, đưa AGM vào Top doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.

Công ty sẽ đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh hiện có và gia tăng sản lượng gạo để chiếm lĩnh thị trường gạo chất lượng vừa tại Việt Nam và xuất khẩu ra các thị trường trọng điểm.

Sự gia nhập của Luois Holdings được kỳ vọng sẽ là một làn gió mới thổi vào AGM. Luois Holdings cho hay, kế hoạch phát triển của Tập đoàn tại AGM là tập trung vào ngành gạo (bên cạnh ngành gạo, AGM còn kinh doanh phân phối xe máy, bán vật tư nông nghiệp như phân bón).

Không chỉ sản xuất gạo thô, doanh nghiệp lên kế hoạch phát triển các sản phẩm khác như dầu gạo, bột gạo, bánh gạo.

Tham vọng của Louis Holdings sau khi thâu tóm AGM, TTG, Bll rồi nhắm tiếp đến 2 cty trên sàn chứng khoán - Ảnh 2.

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 của Angimex.

Thực tế, gạo vốn là ngành có nhiều rủi ro khi chịu tác động mạnh mẽ bởi thời tiết, dịch bệnh; tình trạng thiếu hụt container chưa được khắc phục ảnh hưởng tới sản lượng xuất khẩu; chi phí giao hàng và sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá gây áp lực lên biên lợi nhuận của ngành… Vì thế, có ý kiến cho rằng, kế hoạch kinh doanh của AGM nói riêng, tham vọng của Luois Holdings nói chung không dễ thực hiện.

Trong quý II/2021, do có sự thay đổi chủ sở hữu đối với nhóm cổ đông lớn từ Luois Holdings và nhóm cổ đông cá nhân do ông Đỗ Thành Nhân làm đại diện thay thế cho nhóm cổ đông cũ từ Nguyễn Kim thoái vốn đã giúp cho các chỉ số tài chính tại Angimex kịp bứt phá trong tháng cuối quý II/2021.

Cụ thể, quý II doanh thu thuần của Angimex đạt 665 tỷ tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế tăng 28% so với cùng kỳ đạt 13.2 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của Angimex đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước.

Cổ phiếu AGM cũng tăng giá ấn tượng trong giai đoạn thâu tóm, từ ngưỡng 15.000 đồng/cổ phiếu cuối tháng 4 đến nay đã cao gấp đôi, dao động xung quanh giá 30.000 đồng/cp.

Như vậy, chỉ trong nửa năm qua, Louis Holdings đã hoàn tất thâu tóm 3 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Kế hoạch mới cho thấy công ty tiếp tục mở rộng danh mục với kế hoạch mua cổ phần tại Chứng khoán APG.

Thông tin này cũng giúp cổ phiếu APG tăng trần 3 phiên liên tiếp, lên hơn 14.000 đồng/cổ phiếu, cùng lượng dư mua trần khoảng 3 triệu đơn vị. Vốn hóa công ty chứng khoán này qua đó lần đầu vượt mốc 1.000 tỷ đồng.

Về cấu trúc hệ sinh thái, Louis Holdings sẽ đóng vai trò quản lý các công ty thành viên và tập đoàn này cũng có kế hoạch sẽ IPO thời gian tới. 

Trong khi đó Louis Capital (TGG) đóng vai trò thực hiện các hoạt động đầu tư, Louis Land (BII) tập trung vào mảng bất động sản, Angimex (AGM) sẽ hướng đến mảng nông nghiệp và có thể đón nhận thêm công ty chứng khoán thời gian tới vào hệ sinh thái.


Mai Lan
Cùng chuyên mục