Thêm một Công ty chứng khoán báo lãi lớn trong quý I/2024
Về cơ cấu doanh thu, hầu hết các hạng mục kinh doanh quan trọng của DSC trong năm 2023 đều ghi nhận tăng trưởng tích cực, trong đó lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng 56% lên 47,3 tỷ đồng, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) tăng 126%% lên 45,3 tỷ đồng.
Nghiệp vụ môi giới chứng khoán mang về 33,7 tỷ đồng doanh thu, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán lại ở mức cao hơn doanh thu với hơn 34 tỷ đồng, gấp 2 lần so với cùng kỳ.
Tính đến ngày 30/3/2024, tổng tài sản của DSC tăng 9,4% so với thời điểm đầu năm lên 4.511 tỷ đồng, trong đó 4.468 tỷ đồng là tài sản ngắn hạn. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của DSC là 2.032 tỷ đồng các khoản cho vay, tăng 36% so với đầu năm, tiếp đến là 1.860,7 tỷ đồng các tài sản chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL).
Ở bên kia bảng cân đối kế toán, nợ phải trả của DSC tăng từ 1.888 tỷ đồng lên 2.227,5 tỷ đồng, chủ yếu là 2.171 tỷ đồng tài chính ngắn hạn.
Đối tác tín dụng lớn nhất của DSC là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với 1.305 tỷ đồng, tăng 35% so với đầu năm; dư nợ tại Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank) 546 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm. Xuất hiện thêm khoản vay 270 tỷ đồng tại Vietcombank...
Chứng khoán DSC tiền thân là CTCP Chứng khoán Đà Nẵng. Cuối năm 2020, công ty này đổi chủ khi cổ đông lớn CTCP Việt Nam Equity và CTCP Đầu tư phát triển Nhà Đà Nẵng thoái vốn.
Đến tháng 8/2021, CTCK này phát hành thành công 94 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu này được phân bổ cho 5 nhà đầu tư trong nước trong đó có Đầu tư NTP. Nhóm nhà đầu tư mới có liên quan đến Tập đoàn Thành Công (TC Group).
Ông Nguyễn Đức Anh (SN 1994) đang là Chủ tịch HĐQT tại Chứng khoán DSC, được bổ nhiệm từ năm 2021 tới nay. Tại cuối tháng 3/2023, vốn chủ sở hữu của DSC đạt 2.048 tỷ đồng, trong đó ông Nguyễn Đức Anh nắm khoảng 35,6%, CTCP Đầu tư NTP nắm 34,18%, còn lại là các cổ đông khác.