Thị trường chứng khoán 6/7: Quan ngại thanh khoản

06/07/2020 06:41 GMT+7
Thị trường chứng khoán 6/7 có thể giảm có thể tăng nhưng vấn đề quan ngại nhất hiện nay chính là thanh khoản.

Thị trường chứng khoán 6/7 được các công ty chứng khoán TVSI, BVSC. VDSC không quá tập trung vào xu hướng tăng hay giảm. VDSC nhấn mạnh thanh khoản là vấn đề đáng quan ngại.

TVSI: Mở vị thế mua ngắn hạn nếu vượt 840 – 860 điểm

VN-Index đóng cửa cuối tuần trước tại 847,61 điểm, tăng 5,23 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng nhẹ về số mã tăng giá. Trong khi đó tâm lý thận trọng tiếp tục tăng cao đẩy thanh khoản giảm phiên thứ 4 liên tiếp còn 2.868 tỷ đồng.

Ở thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán 6/7 vẫn đang gặp khó khăn tại vùng kháng cự 840 – 860 điểm. Tín hiệu hồi phục sẽ được xác nhận nếu chỉ số bứt phá khỏi vùng giá trên cùng vơi sự cải thiện trở lại của yếu tố thanh khoản. Nếu kịch bản này xảy ra, chỉ số có thể tiếp cần vùng giá 890 – 910 điểm. Do đó hoạt động giải ngân ngắn hạn có thể được cân nhắc khi chỉ số xác nhận hồi phục.

Tuy nhiên rủi ro giảm điểm về vùng giá 780 – 810 điểm vẫn đang ở mức khá cao, vì vậy cho tới khi tín hiệu mua hình thành, NĐT vẫn nên giữ vững vị thế quan sát.

Thị trường chứng khoán 6/7: Quan ngại thanh khoản - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán 6/7 có thể giảm có thể tăng nhưng vấn đề quan ngại nhất hiện nay chính là thanh khoản.

Vùng kháng cự gần nhất 840 – 860 điểm, vùng kháng cự tiếp theo 890 – 910 điểm.

Nhận định Dòng cổ phiếu nổi bật:                   

Nhóm Dầu khí dao động giằng co với thanh khoản thấp giúp củng cố xu hướng đi ngang trong ngắn hạn.

Nhóm KCN tiếp tục giao dịch ảm đạm. Biến động giá chưa ủng hộ khả năng quay trở lại xu hướng tăng giá mới. 

BVSC: Gặp áp lực rung lắc

Trong tuần qua, các cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VnIndex là VIC, GAS và BID khi lấy đi của chỉ số lần lượt 11,25, 1,04 và 0,92 điểm. Ngược lại, các cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất đến chỉ số là VHM, SAB và CTD khi đóng góp vào chỉ số lần lượt 2,10, 1,87 và 0,30 điểm tăng. Về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại có tuần mua ròng mạnh trên sàn HSX với giá trị gần 81 nghìn tỷ đồng với thỏa thuận lớn ở cổ phiếu VHM.

Thị trường chứng khoán 6/7 dự báo sẽ gặp áp lực rung lắc, điều chỉnh khi tiến vào vùng kháng cự 848-853 điểm trong những phiên đầu tuần tới. Về tổng thể, rủi ro giảm điểm ngắn hạn của thị trường vẫn đang hiện hữu khi trước mắt là kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết. 

Ảnh hưởng từ dịch Covid-19 có thể khiến cho lợi nhuận dự kiến của các doanh nghiệp không được như kỳ vọng, qua đó có thể tạo ra ảnh hưởng không tích cực lên diễn biến giá cổ phiếu, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ. 

Chiến lược đầu tư: 

- Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức dưới 25% cổ phiếu. Chỉ ưu tiên nắm giữ các vị thế trung, dài hạn. Diễn biến thị trường giai đoạn hiện tại và trong thời gian tới dự kiến sẽ có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu. Do đó, việc tập trung lựa chọn cổ phiếu là một chiến lược khá quan trọng và cần thiết trong thời gian tới. 

- Các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao có thể xem xét bán giảm tỷ trọng khi thị trường tiếp cận vùng kháng cự chúng tôi đề cập.

VDSC: Thanh khoản là vấn đề quan ngại

Đóng cửa tuần trước, VN-Index tăng 5,23 điểm (+0,62%), đóng cửa tại 847,61 điểm. Thanh khoản tiếp tục giảm và đạt mức thấp nhất trong 2 thái với 172.7 triệu cổ phiếu khớp lệnh. VN-Index tăng điểm sau phiên rung lắc nhưng mức độ tăng vẫn thể hiện sự thận trọng. 

Chỉ báo kỹ thuật RSI đang phục hồi về gần mức cân bằng 50 nhưng MACD vẫn đang lưỡng lự dưới mức 0. Điều này cho thấy VN-Index vẫn đang trong quá trình hồi phục nhưng xu hướng chung vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể. Hiện tại, chỉ số đang thận trọng trong vùng Gap 846-851 điểm, đồng thời vùng 850-860 điểm cũng là vùng cản tương đối mạnh, do vậy có khả năng VN-Index sẽ chịu áp lực đáng kể trong thời gian gần tới.

HNX-Index giảm 0,06 điểm (-0.05%), đóng cửa tại 111,55 điểm. Thanh khoản tăng nhẹ với 31,5 triệu cổ phiếu khớp lệnh. HNX-Index tiếp tục lưỡng lự tại đường MA(50) với áp lực từ vùng cản 112.5 điểm. Chỉ báo kỹ thuật RSI đang lưỡng lự sau nhịp phục hồi nhỏ, MACD vẫn đang suy yếu dưới mức 0. Điều này cho thấy xu hướng chung của HNX-Index vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể mặc dù đang có nhịp phục hồi. Dự kiến, chỉ số sẽ tiếp tục kiểm tra áp lực tại vùng cản 112-114 điểm trong thời gian gần tới.

Kết thúc một tuần giao dịch và chỉ số VN-Index đóng cửa ở mốc cao nhất tuần qua nhưng thanh khoản lại là vấn đề đáng quan ngại khi càng lúc càng giảm dần đều. Trong khoảng thời gian mà TT chưa có thông tin tích cực ủng hộ thì dòng tiền vẫn chưa mạnh dạn tham gia. Do vậy nhà đầu tư cũng hạn chế giao dịch nhiều để có thể tránh rủi ro đáng có trong vùng trũng thông tin.

Tiểu My
Cùng chuyên mục