Thị trường chứng khoán 8/9: Chịu áp lực giảm điểm

08/09/2020 06:36 GMT+7
Thị trường chứng khoán 8/9 dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong một vài phiên kế tiếp. Chỉ số có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 870-875 điểm.

BVSC: Chịu áp lực giảm điểm

Thị trường chứng khoán 8/9 dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong một vài phiên kế tiếp. Chỉ số có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 870-875 điểm. Mặc dù vậy, với diễn biến sụt giảm mạnh có phần hơi quá đà vào cuối phiên hôm nay, thị trường có khả năng sẽ xuất hiện các nhịp “pullback” tăng điểm trong phiên kế tiếp.

Về tổng thể, chúng tôi vẫn duy trì đánh giá tích cực về xu hướng thị trường chứng khoán 8/9. Do đó, các nhịp điều chỉnh của thị trường được xem là cần thiết để giảm bớt sức nóng cho các nhóm cổ phiếu và để tích lũy thêm xung lực cho chỉ số. Các nhóm cổ phiếu được hưởng lợi bởi các yếu tố vĩ mô và có câu chuyện riêng sẽ tạo được sự quan tâm trở lại của dòng tiền trên thị trường khi điều chỉnh về các vùng giá hợp lý. 

Thị trường chứng khoán 8/9: Chịu áp lực giảm điểm - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán 8/9 dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong một vài phiên kế tiếp. Chỉ số có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 870-875 điểm.

- Chiến lược đầu tư: 

+ Duy trì tỷ trọng ở mức 25-45% cổ phiếu. 

+ Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao tiếp tục tận dụng các nhịp tăng điểm của thị trường để bán trading giảm tỷ trọng các vị thế ngắn hạn trong danh mục.

VDSC: Áp lực từ blue-chips

Chỉ số VN-Index suy giảm ở ngày đầu tuần, mất đi 13,29 điểm (1,47%) và đóng của tại 888,25. Thanh khoản của thị trường cũng đã tăng vọt lên hơn 20% so với phiên kề trước. Như vậy, chỉ số Vnindex một lần nữa chưa thể vượt qua vùng 903 như mong đợi. Các chỉ báo kỹ thuật như ADX và MACD đang thu hẹp lại xu hướng tăng nhưng chưa cho thấy tín hiệu cảnh báo tiêu cực. Vùng hỗ trợ 880 là điểm chốt chặn của chỉ số Vnindex và nếu đánh mất vùng này thì chỉ số Vn30 sẽ đi vào xu hướng giảm. Nhưng nếu giữ được trên mức 880, thị trường sẵ còn cơ hội kiểm tra lại vùng đỉnh cũ 903 lần nữa.

Chỉ số HNX-Index đóng cửa cũng giảm -0,72 điểm (-0,57%), chốt điểm số tại 125,43. Riêng thanh khoản của sàn HNX không có sự nổi bật đáng ghi nhận nào. Chỉ số HNX-index tích lũy dưới mức 126.8 điểm và chưa thể bứt phá lên trên. Các chỉ báo như ADX, MACD cũng cho thấy tín hiệu chưa đi vào vùng xu hướng xấu. Như vậy, chỉ số HNXindex lại tiếp tục tích lũy quanh vùng 124 – 126 để chờ đợi sự xác nhận xu hướng rõ ràng hơn.

Khối ngoại quay trở lại mua ròng trên sàn HOSE sau phiên bán ròng nhẹ, với giá trị 53,4 tỷ. Nổi bật là FUEVFVND (+96 tỷ), tiếp đến là VNM (+77,7 tỷ), HPG (+35,9 tỷ), VRE (+22,3 tỷ), KSB (+16,9 tỷ) ... Phía bán ròng, nhiều nhất là VHM (-50,8 tỷ), theo sau là BID (-29,4 tỷ), MSN (-25,9 tỷ), NBB (-16,3 tỷ), HBC (-12,5 tỷ) ... 

VN-Index tăng điểm bất thành trước vùng cản 906 điểm và quay đầu giảm điểm. Đây là động thái phân phối đầu tiên sau quá trình tăng điểm. Có thể thị trường chứng khoán 8/9 sẽ được hỗ trợ và phục hồi nhẹ trong thời gian gần tới để kiểm tra lại áp lực cản nhưng rủi ro của thị trường đã gia tăng. Do vậy, nhà đầu tư cần thận trọng trong quyết định giải ngân mới và có thể xem xét hạ dần tỷ trọng cổ phiếu để giảm thiểu rủi ro của danh mục.

MBS: Giảm mạnh nhất trong vòng 1 tháng

Thị trường chứng khoán 7/9 không thể giữ được thành quả trong phần lớn phiên giao dịch khi áp lực bán tập trung ở nhóm VN30 vào cuối phiên. Phiên giảm hôm qua cũng là phiên có mức giảm mạnh nhất trong vòng hơn 1 tháng qua. Tuy nhiên điểm tích cực là khối ngoại đã quay trở lại mua ròng. 

Các cổ phiếu lớn gây áp lực lên thị trường phiên này là: VIC (-2,66%), BID (-3,56%), GAS (-3,49%), VCB (-1,53%), CTG (-3,85%),…đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu khác như: BCM (+6,93%), VNM (+0,8%), PDR (+6,89%), HNG (+4,56%), HAG (+5,75%),… 

Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao với giá trị khớp lệnh đạt gần 6.430 tỷ đồng. Nhu cầu chốt lời sau chuỗi tăng 5 tuần liên tiếp vừa qua khiến thanh khoản lên cao. Giao dịch khối ngoại diễn ra tích cực khi họ đã quay trở lại mua ròng với tổng giá trị hơn 40 tỷ đồng. Lực mua tập trung vào các cổ phiếu FUEVFVND (96 tỷ đồng), VHM (77 tỷ đồng), HPG (36 tỷ đồng),... 

Tóm lại, thị trường điều chỉnh giảm là điều bình thường vì sau hơn 5 tuần tăng liên tiếp, các cổ phiếu đã có mức tăng bình quân từ 20 đến 30% sẽ kích thích các nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận. Đây cũng là phiên điều chỉnh rõ nét nhất kể từ cuối tháng 7 khi thị trường bước vào đợt tăng vừa qua, nguyên nhân có thể đến từ yếu tố kỹ thuật. 

Thanh khoản được đẩy lên mức khá cao và luôn có những ý kiến trái chiều giữa người bán và người mua. Dẫu vậy thì điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, đưa tỷ trọng danh mục về mức cân bằng hoặc thấp.

Tiểu My
Cùng chuyên mục