Xuất khẩu gạo giảm mạnh tháng đầu năm, vì sao?
Xuất khẩu gạo giảm mạnh tháng 1/2023
Không chỉ giảm về sản lượng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng quay đầu và thấp hơn so với hàng Thái Lan 50 USD/tấn.
Nguyên nhân được cho là nhu cầu tiêu thụ trên thế giới giảm. Trong khi đó lượng tồn kho ở nhiều nước còn cao. Báo cáo tháng 1 của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng dự báo, nhu cầu gạo năm nay chỉ đạt khoảng 54,4 triệu tấn, giảm 4% so với kỷ lục năm ngoái và lần đầu tiên giảm kể từ năm 2019.
Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan cũng đánh giá năm nay, xuất khẩu gạo sẽ gặp khó vì khủng hoảng kinh tế thế giới. Cơ quan này đã hạ mục tiêu xuất khẩu gạo xuống 7,5 triệu tấn từ mức 8 triệu tấn.
Mặc dù tình hình thế giới dự báo khá khó khăn, theo các doanh nghiệp Việt, cuối quý I, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại khi nguồn cung của thị trường dồi dào. Trong khi đó, Thái Lan - đối thủ cạnh tranh của Việt Nam - đang chịu sức ép về giá khi đồng baht tăng làm giảm lợi nhuận của các nhà phân phối ở nước ngoài. Do đó, nhiều đối tác có thể tìm nguồn hàng mới từ Việt Nam để tối ưu lợi nhuận. Hiện, gạo Việt có nhiều lợi thế về chất lượng và giá ở thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc.
Tại thị trường trong nước, giá gạo tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long khá ổn định. Ở Vĩnh Long và An Giang, mỗi kg gạo có giá quanh 11.000 đồng và 11.500 đồng; gạo jasmine có giá 15.000 đồng/kg.
Cụ thể: Hiện giá gạo nguyên liệu, thành phẩm ở mức 9.600 – 9.700 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.600 – 10.70 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm đi ngang. Hiện giá cám khô ở mức 8.650 đồng/kg; giá tấm ở mức 9.600 đồng/kg.
Với mặt hàng lúa, giá giảm nhẹ ở một số chủng loại. Cụ thể, tại An Giang, hiện lúa OM 5451 6.600 – 6.800 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg; Đài thơm 8 6.800 – 7.000 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; nàng hoa 9 6.900 – 7.100 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.
Với các chủng loại khác, giá đi ngang. Cụ thể, OM 18 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 6.800 – 6.900 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg; nếp tươi An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 7.000 – 7.200 đồng/kg; nếp Long An tươi 7.850 – 8.000 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Theo các thương lái, nguồn gạo về ít, giao dịch nhà máy chững lại. Giao dịch lúa không nhiều, giá lúa cao, nguồn lúa thu hoạch rất ít.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam chững lại và neo cao sau phiên điều chỉnh tăng. Hiện giá gạo 5% tấm đang ở mức 473 USD/tấn; gạo 25% tấm duy trì ở mức 453 USD/tấn.
Đầu tháng 2, giá gạo trên thị trường thế giới biến động mạnh. Giá gạo xuất khẩu tăng 15 USD/tấn so với tháng trước.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá gạo xuất khẩu của Việt nam tăng mạnh lên mức cao. Nhiều doanh nghiệp cho biết đã nhận được hàng loạt đơn hàng lớn khi vừa khai xuân vè kỳ vọng thị trường nhiều điểm sáng trong thời gian tới.
Được biết, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2022/23 dự báo sẽ ở mức 503 triệu tấn, đó là con số Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đưa ra trong dự báo tháng 1/2023.
Con số này thấp hơn 0,3% so với dự báo tháng 12/2022 và cũng thấp hơn 2% so với mức cao kỷ lục của năm trước. Đó sẽ là năm giảm đầu tiên kể từ 2015/16, và là mức sản lượng thấp nhất kể từ năm 2019/20.
Việc USDA hạ dự báo về sản lượng gạo toàn cầu so với báo cáo tháng trước là do dự báo sản lượng giảm ở Trung Quốc, Mexico, Nga, Ukraine và Mỹ, mặc dù sản lượng dự báo sẽ tăng ở Ấn Độ.
Mặc dù nhận định sản lượng sẽ giảm, song USDA đã điều chỉnh tăng dự báo về tổng cung gạo toàn cầu niên vụ 2022/23 lên 686,1 triệu tấn, cao hơn 0,52 triệu tấn so với dự báo tháng trước, nhưng cũng thấp hơn 2% so với mức kỷ lục của năm trước và là mức thấp nhất kể từ năm 2019/20. Đây là lần đầu tiên nguồn cung gạo toàn cầu giảm kể từ vụ 2004/05.
So với năm trước, Ấn Độ - quốc gia sản xuất gạo lớn thứ hai trên thế giới - chiếm phần lớn mức giảm sản lượng toàn cầu dự kiến trong năm 2022/23, với sản lượng dự kiến giảm 5,3 triệu tấn xuống còn 125,0 triệu tấn. Nhà sản xuất số 1 toàn cầu - Trung Quốc - dự kiến sẽ sản xuất 145,9 triệu tấn gạo, giảm hơn 3,0 triệu tấn. Sản lượng niên vụ 2022/23 của Pakistan dự kiến giảm 2,7 triệu tấn của Mỹ dự kiến giảm gần 1 triệu tấn.
Sản lượng gạo hạt trung bình của các nhà sản xuất lớn dự báo sẽ giảm
Trong năm 2022/23, các nhà sản xuất và xuất khẩu gạo cỡ trung bình chủ chốt, bao gồm Mỹ, Australia và EU, dự kiến sẽ chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về sản lượng. Đối với gạo hạt vừa và ngắn, sản lượng của Mỹ trong niên vụ 2021/22 ước tính giảm 31% so với vụ trước, là năm thứ 4 giảm liên tiếp và là vụ mùa nhỏ nhất kể từ niên vụ 1972/73 trong bối cảnh nguồn nước ở California rất thấp. Với nguồn cung bị thắt chặt, giá gạo thô của Mỹ đã tăng gần 50% kể từ niên vụ 2021/22.
Giá xuất khẩu cũng tăng cao, khiến xuất khẩu hạt ngắn và vừa của Mỹ được dự báo ở mức thấp nhất kể từ năm 1998/99. Từ trước tới nay, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo hạt vừa của Mỹ và tiếp tục là những thị trường trọng điểm do các nghĩa vụ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, trong các cuộc đấu thầu gần đây, người mua chỉ mua được một phần nhu cầu do các nhà cung cấp không chào bán nhiều bởi nguồn cung khan hiếm và giá gạo Mỹ trở nên quá cao.
Sản lượng gạo của Australia trong niên vụ 2022/23 (bắt đầu từ tháng 3/2023) dự báo sẽ giảm hơn 40% do diện tích gieo trồng giảm mạnh bởi lũ lụt trên diện rộng. Tuy nhiên, không giống như Mỹ, Australia đang kỳ vọng sẽ tăng xuất khẩu, thậm chí mở rộng xuất khẩu sang cả thị trường Mỹ.
Trong năm 2022/23, các nhà sản xuất và xuất khẩu gạo cỡ trung bình chủ chốt, bao gồm Mỹ, Australia và Liên minh châu Âu (EU), dự kiến sẽ chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về sản lượng.
Đối với gạo hạt trung bình và ngắn, sản lượng của Mỹ trong niên vụ 2021/22 ước tính giảm 31% so với vụ trước, là năm thứ 4 giảm liên tiếp và là vụ mùa nhỏ nhất kể từ niên vụ 1972/73 trong bối cảnh nguồn nước ở California rất thấp. Với nguồn cung bị thắt chặt, giá gạo thô của Mỹ đã tăng gần 50% kể từ niên vụ 2021/22.
Giá xuất khẩu cũng tăng cao, khiến xuất khẩu hạt trung bình và ngắn của Mỹ được dự báo ở mức thấp nhất kể từ năm 1998/99. Từ trước tới nay, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo hạt trung bình của Mỹ và tiếp tục là những thị trường trọng điểm do các nghĩa vụ của Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuy nhiên, trong các cuộc đấu thầu gần đây, người mua chỉ mua được một phần nhu cầu do các nhà cung cấp không chào bán nhiều bởi nguồn cung khan hiếm và giá gạo Mỹ trở nên quá cao.
Sản lượng gạo hạt trung bình của Australia trong niên vụ 2022/23 (bắt đầu từ tháng 3/2023) dự báo sẽ giảm hơn 40% do diện tích gieo trồng giảm mạnh bởi lũ lụt trên diện rộng. Tuy nhiên, không giống như Mỹ, Australia đang kỳ vọng sẽ tăng xuất khẩu, thậm chí mở rộng xuất khẩu sang cả thị trường Mỹ.
EU sản xuất nhiều loại gạo với hạt trung bình chiếm khoảng 75% tổng sản lượng. Vụ lúa EU năm 2022/23 dự kiến sẽ giảm 25% và là mức thấp nhất kể từ vụ 1984/85. Các nhà sản xuất gạo chính trong EU là Ytaly và Tây Ban Nha, chiếm 80% tổng sản lượng và cả hai đều đã trải qua giai đoạn hạn hán nghiêm trọng và lượng nước tưới tiêu thấp. Các thị trường hàng đầu của EU bao gồm Vương quốc Anh và Jordan. Do nguồn cung sụt giảm, xuất khẩu của EU dự báo sẽ giảm nhẹ. Trong khi đó, nhập khẩu gạo của EU dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lục 2,7 triệu tấn. Trước đây, hầu hết gạo nhập khẩu vào nước này là loại gạo hạt dài, song trong những năm gần đây, nhập khẩu gạo hạt trung bình đang tăng lên.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp gạo hạt vừa lớn nhất trên toàn cầu. Mặc dù vụ lúa 2022/23 giảm sản lượng, song giá có thể sẽ vẫn cạnh tranh trên thị trường quốc tế do lượng dự trữ dồi dào. Khi Australia bị hạn hán (các niên vụ 2018/19 và 2019/20), Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp chính cho nước này. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2022, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn gạo hạt vừa, khối lượng xuất khẩu cao thứ ba kể từ năm 2016, chủ yếu đến các thị trường Châu Phi và Châu Á. Ai Cập là thị trường trọng điểm xuất khẩu gạo hạt vừa của Trung Quốc sang châu Phi. Trong bối cảnh sản xuất trong nước phục hồi, nhập khẩu gạo của Ai Cập niên vụ 2022/23 được dự báo sẽ giảm.
Tiêu thụ gạo dự báo giảm. Trong báo cáo tháng 1/2023, USDA đã hạ dự báo về tiêu thụ gạo trên toàn cầu trong năm 2022/23 so với báo cáo tháng trước, giảm 0,8 triệu tấn xuống còn 516,1 triệu, và cũng giảm 4,0 triệu tấn so với mức kỷ lục của năm trước. Campuchia và Trung Quốc chiếm phần lớn mức giảm dự báo về tiêu thụ gạo thế giới trong niên vụ 2022/23, song ở Mỹ dự báo tăng 3,5%.
Tồn kho gạo thế giới dự báo tăng. Trong báo cáo tháng 1/2023, USDA ước tính tồn kho cuối vụ 2022/23 trên toàn cầu tăng 1,3 triệu tấn lên 170,0 triệu tấn, vẫn thấp hơn 7% so với dự báo đã sửa đổi của năm trước và là năm giảm thứ hai liên tiếp. Tồn kho gạo trên toàn cầu niên vụ 2022/23 được dự báo ở mức thấp nhất kể từ niên vụ 2017/18. Dự báo tồn kho cuối kỳ đã được nâng lên trong tháng này đối với Bangladesh, Brazil, Campuchia và Ấn Độ, nhưng lại hạ xuống đối với Ai Cập, Nga, Thái Lan và Mỹ.