Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hướng tới kỷ lục 16 tỷ USD

18/12/2022 09:23 GMT+7
Trong 11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,7 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021. Với đà tăng trưởng hiện nay, dự kiến cả năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ thiết lập kỷ lục mới với 16 tỷ USD...

Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ thiết lập kỷ lục mới...

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 11/2022 đạt 1,17 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng 10/2022 và giảm 8,8% so với tháng 11/2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 760,8 triệu USD, giảm 1,8% so với tháng 10/2022 và giảm 17,8% so với tháng 11/2021. 

Trong 11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 14,7 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 10,15 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 11/2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh, khiến trị giá xuất khẩu chung của ngành gỗ giảm đáng kể, bởi trị giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 49% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Ngoài Hoa Kỳ, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada, Anh , Úc, Malaysia cũng giảm mạnh. Đáng chú ý, trị giá xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Đức đã tăng khá, bù đắp một phần mức giảm của các thị trường xuất khẩu chính. 

Trong 11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ tăng nhẹ, đạt 8 tỷ USD, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 54,3% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, giảm 5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021. Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ. Trong khi xuất khẩu sang thị trường này đang đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro, các doanh nghiệp ngành gỗ đang có xu hướng chuyển dịch sang các thị trường châu Á, có vị trí địa lý gần hơn như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Do đó, trị giá xuất khẩu sang các thị trường này đang có xu hướng tăng mạnh.

Với đà tăng trưởng hiện nay, dự kiến cả năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ thiết lập kỷ lục mới với 16 tỷ USD...

Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hướng tới kỷ lục 16 tỷ USD - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hướng tới kỷ lục 16 tỷ USD - Ảnh 2.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hướng tới kỷ lục 16 tỷ USD - Ảnh 3.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hướng tới kỷ lục 16 tỷ USD - Ảnh 1.

Với đà tăng trưởng hiện nay, dự kiến cả năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ thiết lập kỷ lục mới với 16 tỷ USD...

Trên thị trường thế giới, theo Trung tâm nghiên cứu Công nghiệp Italia (CSIL), mặc dù khó khăn, thương mại quốc tế về đồ nội thất thế giới ước đạt kỷ lục 187 tỷ USD trong năm 2022, tăng nhanh hơn sản xuất đồ nội thất trong 10 năm qua và chiếm khoảng 1% thương mại quốc tế của các nhà sản xuất. Các nhà nhập khẩu đồ nội thất hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ, Đức, Anh và Pháp, chiếm khoảng 48% tổng trị giá đồ nội thất nhập khẩu trên toàn cầu. 

Những bất ổn do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine gây ra những hạn chế về chuỗi cung ứng, vấn đề hậu cần và áp lực lạm phát tăng mạnh, cùng với sự mất giá của các đồng tiền chính so với đồng USD, là những yếu tố cản trở thương mại và dẫn đến sự suy giảm trong năm 2022. Theo CSIL, mức tiêu thụ đồ nội thất thế giới có thể sẽ giảm nhẹ về trị giá trong năm 2023, nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục vào năm 2024. 

Trong đó, sản xuất đồ nội thất văn phòng thế giới ước đạt 52,4 tỷ USD vào năm 2022, giảm nhẹ so với năm 2021. Trước đó, sản xuất đồ nội thất văn phòng năm 2020 giảm mạnh do tác động của đại dịch và đã phục hồi ở mức 2 con số vào năm 2021. Trong đó Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản là những nước sản xuất chính trên thế giới.

Được biết, theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, dự kiến cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,1-3,2 tỷ USD. Ngành gỗ cả năm sẽ xuất siêu khoảng 12,8-12,9 tỷ USD.

Trong 10 tháng của năm 2022 kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Việt Nam đạt 2,65 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ 2021.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ nguyên liệu (mã HS44) chiếm 86,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 10% so với cùng kỳ 2021. Nhập khẩu nhóm đồ gỗ (HS94) chỉ chiếm 9,6% và giảm 13,4 % so với cùng kỳ năm trước; phần còn lại là các sản phẩm khác.

Những tháng đầu năm 2022 kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thấp, nguyên nhân chính là do sức mua đầu năm giảm. Kim ngạch nhập khẩu sau đó tăng nhanh, bình quân đạt trên 300 triệu USD/tháng. Tuy nhiên, nhập khẩu ngành hàng này lại bắt đầu giảm từ tháng 9/2022.

Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Trung Quốc lớn nhất, sau đó là Mỹ, Camerooon và các nước khác. Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu phổ biến từ Trung Quốc là các loại ván và đồ gỗ, từ Mỹ và Cameroon là gỗ tròn và xẻ, từ Thái Lan là các loại ván.

Gỗ tròn, gỗ xẻ, veneer là các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn. Trừ mặt hàng gỗ tròn có kim ngạch nhập khẩu tăng, tất cả các mặt hàng chính nhập khẩu vào Việt Nam đầu 2022 có kim ngạch giảm so với kim ngạch cùng kỳ của năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ chiếm trên 60% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trong 10 tháng, chủ yếu từ các nguồn: Hoa Kỳ, Bỉ, Papua New Guinea và Congo.

Lượng gỗ xẻ nhập khẩu trong 10 tháng 2022 chỉ bằng 95% so với lượng nhập cùng kỳ của năm trước, chủ yếu từ các nguồn: Lào và Cameroon, Hoa kỳ, Brazil, Chile và New Zealand.

Trong 10 tháng của năm 2022 Việt Nam nhập hơn 305 ngàn m3 gỗ dán, giảm 35,4% so với cùng kỳ 2021. Giá trị nhập khẩu trong 10 tháng 2022 đạt hơn 153 triệu USD, giảm 22% so với cùng kỳ 2021.

Giá gỗ dán nhập khẩu trung bình tăng nhanh từ cuối năm 2021 và đạt đỉnh ở mức hơn 560 USD/m3 vào tháng 6/2022. Tuy nhiên, sau đó giá giảm mạnh liên tục, chỉ còn mức hơn 430 USD/m3 vào tháng 10/2022.

Nguồn cung gỗ dán quan trọng nhất cho Việt Nam là Trung Quốc. Trong 10 tháng đầu 2022 lượng cung và kim ngạch nhập khẩu từ nguồn này lần lượt chiếm 88,27% và 84,46% tổng thị trường nhập khẩu.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục