Xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng trong khó khăn

17/10/2022 16:56 GMT+7
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,3 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 8,6 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021.

9 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 9/2022 đạt 1,41 tỷ USD, giảm 21% so với tháng 8/2022, nhưng tăng 56,5% so với tháng 9/2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 734,8 triệu USD, giảm 17% so với tháng 8/2022, nhưng tăng 71,5% so với tháng 9/2021. 

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,3 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 8,6 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tháng 9/2022 xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới các thị trường đều có trị giá tăng mạnh so với tháng 9/2021, bởi sự gián đoạn của hoạt động sản xuất và xuất khẩu do tác động của dịch Covid-19, nên trị giá xuất khẩu trong tháng 9/2021 ở mức thấp. 

Xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng trong khó khăn - Ảnh 1.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 12,3 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng trong khó khăn - Ảnh 2.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng trong khó khăn - Ảnh 3.

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Trong 9 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới Hoa Kỳ đạt 6,8 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nhu cầu nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ dự kiến sẽ khả quan hơn, điều này góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng tốt hơn trong những tháng cuối năm 2022. Khả năng tăng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Hoa Kỳ là nhờ những có những tín hiệu tích cực từ nền kinh tế, cụ thể trong tháng 9/2022, chỉ số PMI đã tăng lên mức 52,0 từ mức 51,5 trong tháng 8/2022, cho thấy hoạt động sản xuất có cải thiện và thị trường việc làm vẫn khả quan; niềm tin tiêu dùng, doanh số bán nhà mới và đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền lõi tăng. 

Ngoài thị trường Hoa Kỳ, gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu sang các thị trường khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao trong 9 tháng đầu năm 2022, điều này góp phần thúc đẩy ngành gỗ của Việt Nam đạt được tốc độ như kỳ vọng trong năm 2022.

Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất gỗ lớn thứ 2 của Úc, thị phần ngày càng tăng

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Úc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ trong tháng 7/2022 đạt 138,7 triệu USD, tăng 2,1% so với tháng 7/2021. Trong 7 tháng đầu năm 2022, Úc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 1,02 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 7 tháng đầu năm 2022, Úc nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, nhưng trị giá nhập khẩu từ thị trường này giảm so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, Úc tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ thị trường cung cấp lớn thứ 2 là Việt Nam, đạt 125,5 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 12,5%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021, vẫn còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu của thị trường. Ngoài ra, Úc còn tăng mạnh nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường khác như Malaysia, Indonesia, Ba Lan, Thái Lan và Đan Mạch.

Xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng trong khó khăn - Ảnh 4.

Nguồn: ITC

Xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng trong khó khăn - Ảnh 5.

Nguồn: ITC

Xuất khẩu đồ gỗ tăng trưởng trong khó khăn - Ảnh 6.

Nguồn: ITC

Mặt hàng nhập khẩu: Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, Úc nhập khẩu ghế khung gỗ và đồ nội thất phòng khách và phòng ăn với trị giá chiếm tỷ trong cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2022. Đây cũng là các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, tuy nhiên trị giá nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp, do đó còn nhiều tiềm năng để các doanh nghiệp Việt Nam khai thác ngành hàng này trong thời gian tới.

Năm nay, ngành gỗ đặt mục tiêu xuất khẩu 16,5 tỷ USD. Theo thông lệ, những tháng cuối năm xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thường cao hơn so với đầu năm do nhu cầu hoàn thiện, sửa sang, trang trí lại nội thất tăng cao vào cuối năm tại nhiều thị trường xuất khẩu chính.

Tuy nhiên, lạm phát vẫn đang gia tăng tại các thị trường xuất khẩu chính của nhóm hàng là Hoa Kỳ và các nước EU khiến cho người dân ở các quốc gia này có xu hướng duy trì việc thắt chặt chi tiêu. Khi đó, nhu cầu đối với các mặt hàng không thiết yếu như sản phẩm gỗ sẽ khó tăng mạnh như trước kia, đồng nghĩa việc ký kết và thực hiện đơn hàng của các doanh nghiệp cũng bị tác động trực tiếp. 

Các doanh nghiệp ngành gỗ cho hay tthị trường chính xuất khẩu của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU đang lạm phát và trải qua sự sụt giảm về nhu cầu rất lớn. Điều này đang tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục