Xuất khẩu tiêu cao kỷ lục, giá hạt tiêu quý II sẽ ra sao?

16/04/2023 11:24 GMT+7
Tháng 3/2023, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục kể từ tháng 4/2020.

Giá tiêu hôm nay 16/4 và tổng kết tuần qua: Tăng 500 đồng/kg 

Giá tiêu hôm nay 16/4 tại thị trường trong nước tiếp tục xu hướng đi ngang tại các vùng trọng điểm. Tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu hôm nay có xu hướng đi ngang. Tại Gia Lai, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 63.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 64.000 đồng/kg.

Tương tư, tại Đông Nam bộ, giá tiêu cũng không có biến động. Hiện giá tiêu hôm nay tại Bà Rịa Vũng Tàu đang được thương lái thu mua ở mức 66.000 đồng/kg. Tại Bình Phước và Đồng Nai duy trì ổn định ở mức 65.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tiếp tục giữ ổn định ở các địa phương so với cùng thời điểm hôm qua. Trong tuần qua, giá tiêu trong nước điều chỉnh tăng 500 đồng/kg tại Bà Rịa Vũng Tàu.

Thị trường đang trong giai đoạn ổn định. Dù đang trong thời điểm cuối vụ thu hoạch nhưng thị trường tương đối trầm lắng. Nắm bắt được năm nay sản lượng thấp nên đa phần nông dân, thương lái trong nước găm hàng, hạn chế bán ra.

Lượng tiêu xuất khẩu cao kỷ lục, giá hạt tiêu quý II sẽ ra sao? - Ảnh 1.

Giá tiêu hôm nay 16/4 tại thị trường trong nước duy trì ổn định so với hôm qua. Hiện giá tiêu dao động quanh mốc từ 63.000 – 66.000 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết mức giá tăng với tiêu Indonesia.

Theo đó, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.663 USD/tấn, tăng 0,85%; giá tiêu trắng Muntok 6.155 USD/tấn, tăng 0,84%.

Với các quốc gia khác, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 2.950 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.225 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550g/l mức 3.275 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 4.780 USD/tấn.

Trong 10 ngày đầu tháng 4/2023, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu của Indonesia giảm; giá hạt tiêu của các nước sản xuất khác ổn định so với cuối tháng 3/2023. Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 10/4/2023, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 38 USD/tấn so với ngày 30/3/2023, xuống còn 3.605 USD/tấn; Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 85 USD/tấn so với ngày 30/3/2023, xuống mức 6.056 USD/tấn.

Tại Brazil, ngày 10/4/2023, giá hạt tiêu đen xuất khẩu ổn định ở mức 2.950 USD/tấn so với ngày 30/3/2023.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, ngày 10/4/2023, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu ổn định so với ngày 30/3/2023, ở mức 3.225 USD/tấn và 3.275 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu ổn định so với ngày 30/3/2023, ở mức 4.780 USD/tấn.

Lượng tiêu xuất khẩu cao kỷ lục, giá hạt tiêu quý II sẽ ra sao? - Ảnh 2.

Nguồn: Hiệp hội hạt tiêu Quốc tế (IPC)

Dự báo giá hạt tiêu thế giới sẽ không có sự biến động mạnh. Nguồn cung hạt tiêu dồi dào, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và một số thị trường khác tăng bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Hoa Kỳ và EU. Hiện các nhà nhập khẩu có dấu hiệu tăng cường mua hàng với những đơn hàng xa trong quý III và quý IV/2023, tuy nhiên, lượng giao dịch không nhiều.

Trước đó, trong 8 ngày đầu tháng 4/2023, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa nhìn chung khá ổn định so với cuối tháng 3/2023. Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2023, vụ thu hoạch hạt tiêu của Việt Nam đã đạt khoảng 70% nên lượng hàng khá dồi dào. Các đại lý, thương lái bắt đầu thu mua hạt tiêu để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Ngày 10/4/2023, giá hạt tiêu đen tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu ổn định so với ngày 30/3/2023, lần lượt ở mức 63.500 đồng/kg, 65.000 đồng/kg, 65.500 đồng/kg. Tại các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, giá hạt tiêu giảm 500 đồng/kg, xuống còn 63.000 – 64.000 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ổn định ở mức 97.000 đồng/kg so với cuối tháng 3/2023, nhưng thấp hơn nhiều so với mức 116.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong tháng 3/2023 đạt xấp xỉ 35,75 nghìn tấn, trị giá 106,47 triệu USD, tăng 27,6% về lượng và tăng 26,5% về trị giá so với tháng 2/2023; so với tháng 3/2022 tăng 50,6% về lượng, nhưng giảm 4,7% về trị giá. Tính chung quý I/2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt xấp xỉ 76,2 nghìn tấn, trị giá 233,45 triệu USD, giảm 6,0% về lượng và giảm 34,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo, hoạt động xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ diễn ra sôi động hơn trong quý II/2023 nhờ nhu cầu tăng cao từ các thị trường Trung Quốc, Papua New Guinea, ASEAN, Thổ Nhĩ Kỳ..., bù đắp cho nhu cầu nhập khẩu vẫn trầm lắng của thị trường Hoa Kỳ và EU.

Lượng tiêu xuất khẩu cao kỷ lục, giá hạt tiêu quý II sẽ ra sao? - Ảnh 3.

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Lượng tiêu xuất khẩu cao kỷ lục, giá hạt tiêu quý II sẽ ra sao? - Ảnh 4.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Diễn biến giá: Tháng 3/2023, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 2.978 USD/tấn, giảm 0,9% so với tháng 2/2023 và giảm 36,7% so với tháng 3/2022. Tính chung quý I/2023, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 3.064 USD/tấn, giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Cơ cấu thị trường: Tháng 3/2023, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Hoa Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Ấn Độ, Đức, Hà Lan, Anh giảm so với cùng kỳ năm 2022. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập tăng trưởng từ 3 đến 4 con số. Tính chung quý I/2023, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan, Anh giảm so với cùng kỳ năm 2023. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập… tăng mạnh.

Lượng tiêu xuất khẩu cao kỷ lục, giá hạt tiêu quý II sẽ ra sao? - Ảnh 5.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Về chủng loại xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hạt tiêu đen, tỷ trọng chiếm 81,2% tổng lượng và chiếm 74,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu hạt tiêu đen đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng của toàn ngành. Tương tự, xuất khẩu hạt tiêu trắng xay tăng trưởng 2 con số cho thấy ngành hàng đã chú trọng hơn đến đa dạng sản phẩm. Tuy nhiên, lượng và trị giá xuất khẩu hạt tiêu chế biến vẫn còn ở mức thấp, cần chú trọng đến phân khúc này trong thời gian tới.

Mặc dù xuất khẩu tiêu tăng mạnh nhưng giá mặt hàng này lại đang thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Quý I năm nay, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 3.064 USD/tấn, giảm 34,3% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 3, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt mức 2.978 USD/tấn, giảm 0,9% so với tháng 2 và giảm 36,7% so với tháng 3/2022.

Trong khi đó, tại trong nước, giá tiêu đen sau khi tăng mạnh 15% (8.000 – 8.500 đồng/kg) trong tháng 2 đã chững lại và chủ yếu đi ngang ở mức 63.000 – 66.000 đồng/kg kể từ đầu tháng 3 đến nay. Mức giá này cũng thấp hơn 14.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số dự báo cho thấy giá tiêu sẽ ổn định trong ngắn hạn nhưng có khả năng tăng trong dài hạn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết tính đến thời điểm cuối tháng 3/2023, vụ thu hoạch tiêu của Việt Nam đã đạt khoảng 70% nên lượng hàng khá dồi dào. Các đại lý, thương lái bắt đầu thu mua hồ tiêu để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ diễn ra sôi động hơn trong quý II nhờ nhu cầu tăng cao từ các thị trường Trung Quốc, Papua New Guinea, ASEAN, Thổ Nhĩ Kỳ..., bù đắp cho nhu cầu nhập khẩu vẫn trầm lắng của thị trường Mỹ và EU.

Tuy nhiên, giá tiêu thế giới sẽ không có sự biến động mạnh. Nguồn cung tiêu dồi dào, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và một số thị trường khác tăng bù đắp cho sự sụt giảm của thị trường Mỹ và EU. Hiện các nhà nhập khẩu có dấu hiệu tăng cường mua hàng với những đơn hàng xa trong quý III và quý IV/2023, tuy nhiên, lượng giao dịch không nhiều.

Còn theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, theo thông lệ, trong quý I, các doanh nghiệp sẽ lo trả nợ đơn hàng đã ký trong quý IV của năm ngoái và đồng thời ký tiếp các hợp đồng mới. Những hợp đồng này buộc phải giao trong quý II trở đi. 

Nhưng yếu tố đang lo nhất thời điểm hiện tại chính là tác động của suy thoái kinh tế lên nhu cầu tiêu thụ tiêu.

Suy thoái kinh tế có thể khiến người tiêu dùng trên thế giới thắt chặt chi tiêu, giảm ăn hàng kéo theo lượng tiêu thụ hạt tiêu cũng sẽ giảm theo.

Mặc dù vậy, dự đoán giá tiêu trong thời gian tới, các chuyên gia cho biết về dài hạn, giá tiêu có thể tăng. Chu kỳ biến động của giá tiêu mất khoảng 7 - 10 năm. Chu kỳ giảm giá của cây tiêu Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2016 đến nay là 7 năm và sẽ sớm có sự điều chỉnh lên trở lại.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục