Bất chấp giá tăng lên mức cao nhất, các nhà giao dịch vẫn chú ý đến nguồn gạo mới của Việt Nam
Giá lúa gạo tiếp tục neo cao do nguồn cung giảm, nhu cầu tăng
Giá gạo 5% tấn của Việt Nam đang được chào bán ở mức 448-453 USD/tấn, tăng nhẹ so với mức 445-450 USD/tấn trong tuần trước. Nhu cầu của thị trường vẫn tốt trong khi nguồn cung đang cạn kiệt.
Khách mua gạo từ Trung Quốc và Philippines vẫn quan tâm đến gạo Việt Nam ngay cả khi Pakistan chào bán giá gạo rẻ hơn.
Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết, sản lượng và chất lượng gạo vụ Đông-Xuân tới sẽ tốt hơn so với vụ Hè-Thu.
Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 425- 457 USD/tấn trong ngày 15/12, tăng so với mức 444 USD/tấn của tuần trước.
Theo Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, Indonesia đã đặt hàng trăm nghìn tấn gạo Thái và nhiều nhà xuất khẩu đang cố gắng hoàn thành thỏa thuận này trước cuối năm nên giá đã tăng.
Nhật Bản cũng có nhu cầu mua gạo của Thái, với đơn đặt hàng ít hơn, chỉ vài chục nghìn tấn gạo trong tuần này, dự kiến sẽ được hoàn thành vào tháng 3/2022.
Đồng baht mạnh lên cũng giúp hỗ trợ giá gạo, trong khi tình hình nguồn cung vẫn không đổi.
Giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu gạo hàng đầu Ấn Độ được giao dịch ở mức 373-378 USD/tấn, không đổi so với tuần trước đó.
Nguồn cung từ vụ mùa mới của Ấn Độ đang tăng, nhưng hoạt động thu mua mạnh của Chính phủ Ấn Độ đang hỗ trợ thị trường.
Tại Bangladesh, theo số liệu từ Bộ Lương thực, kế hoạch nhập khẩu gạo tư nhân của Bangladesh gặp trở ngại khi chỉ mua được 360.000 tấn kể từ tháng 7/2022, sau khi chính phủ cho phép các thương nhân tư nhân nhập khẩu gần 1,5 triệu tấn.
Giá lúa gạo cuối tuần này tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn neo ở mức cao.
Hiện lúa OM 18 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 6.500 – 6.800 đồng/kg; nếp tươi An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 7.000 – 7.200 đồng/kg; nếp Long An tươi 7.850 – 8.000 đồng/kg; OM 5451 6.400 – 6.600 đồng/kg; Đài thơm 8 6.800 – 6.900 đồng/kg; nàng hoa 9 6.900 – 7.200 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm cũng không có biến động. Hiện giá gạo nguyên liệu ở mức 9.300 – 9.400 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.100 – 10.200 đồng/kg. Tương tự, với mặt hàng phụ phẩm,giá chững lại và có xu hướng đi ngang. Hiện giá tấm duy trì ổn định ở mức 9.600 đồng/kg; cám khô ở mức 8.500 – 8.600 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Theo các thương lái lượng gạo về ổn định, các kho mua chậm. Thị trường lúa ổn định, giao dịch chốt ít, lúa trên đồng lượng còn ít. Giao dịch lúa gạo chậm vào phiên cuối tuần. Trong tuần qua, thị trường lúa gạo khá bình ổn, giá các mặt hàng vững ở mức cao, song các giao dịch chốt không nhiều.
Theo VNDirect, trong bối cảnh nguồn cung giảm trong khi nhu cầu ổn định, gạo thế giới và gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ còn tiềm năng tăng giá trong 2023.
Giá gạo tăng do nhu cầu nhập khẩu tiếp tục tăng bởi điều kiện thời tiết không thuận lợi tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Đây là những lý do mà Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect kỳ vọng 2023 sẽ là một năm thuận lợi cho ngành lúa gạo.
Hiện Philippines là khách hàng nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Nguồn cung trong nước của Philippines đang ở mức thấp do tồn kho cho năm 2023 khá thấp và sản lượng gạo được dự báo sẽ giảm do thiệt hại mùa màng từ hậu quả của các cơn bão.
Thời tiết khắc nghiệt gần đây ở các nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á như thiếu mưa ở Ấn Độ, hạn hán ở Trung Quốc và lũ lụt ở Bangladesh có thể ảnh hưởng đến triển vọng sản xuất trong niên vụ 2022-2023.
Mặt khác, các chuyên gia VNDirect nhận thấy nhu cầu đang tăng lên do sản lượng trong nước giảm, nhập khẩu gạo của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lục 6 triệu tấn trong giai đoạn 2022-2023, theo USDA.
Bên cạnh đó, sự gia tăng bảo hộ mậu dịch của các nước trên thế giới nhằm đảm bảo an ninh lương thực từ khi những tranh chấp địa chính trị gần đây. Trong bối cảnh nguồn cung giảm trong khi nhu cầu ổn định, gạo thế giới và gạo xuất khẩu Việt Nam sẽ còn tiềm năng tăng giá trong 2023.
Theo quan điểm của VNDirect, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc giá gạo tăng. Trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời (Mã: LTG) sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ xuất khẩu gạo nhờ là một trong những nhà phân phối gạo đến cả hai thị trường trọng yếu trong thời điểm này là châu Âu và Trung Quốc.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã: TAR) sẽ được hưởng lợi từ việc sản lượng tại Trung Quốc giảm. Kinh doanh gạo là mảng kinh doanh chính của Trung An với tỷ trọng xuất khẩu chiếm gần 15% tổng doanh thu. Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của doanh nghiệp này với tỷ trọng lên tới 27% tổng doanh thu xuất khẩu.
Tuy nhiên, rủi ro của ngành hàng là việc Ấn Độ đã hủy bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ gây áp lực cạnh tranh cho gạo của Việt Nam và giảm giá xuất khẩu.
Dù vậy, trong ngắn hạn các chuyên gia vẫn nhận định: Xuất khẩu gạo của Việt Nam tháng cuối năm và đầu năm 2023 sẽ thuận lợi, giá gạo trong ngắn hạn vẫn duy trì ở mức cao do những bất ổn về kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nhu cầu thu mua lương thực tăng lên.
Bên cạnh Trung Quốc, EU và Anh cũng là hai thị trường quan trọng và có tiềm năng lớn, sau khi Anh tách khỏi EU, nước ngày đã cấp hạn ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam hàng năm tương đương với hạn ngạch mà EU cấp theo Hiệp định thương mại tự Việt Nam-EU.
Để tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do và hạn ngạch xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có sự liên kết chặt chẽ với các đơn vị thu mua, chế biến để đáp ứng các chứng nhận, tiêu chuẩn kỹ thuật... của thị trường nhập khẩu.