Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bóp nghẹt kinh tế Iran như thế nào?

23/03/2021 09:31 GMT+7
Tờ CNBC mới đây có bài phân tích về tình hình nền kinh tế Iran sau nhiều năm bị Mỹ trừng phạt trong bối cảnh cả hai nước đều ngỏ ý quay lại bàn đàm phán nhưng không bên nào muốn nhượng bộ.

Tăng trưởng kinh tế Iran suy yếu

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bóp nghẹt kinh tế Iran như thế nào? - Ảnh 1.

Tăng trưởng kinh tế Iran lao dốc kể từ đầu nhiệm kỳ Trump, nhưng có triển vọng khởi sắc trong năm 2021 hậu vượt qua cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19

Năm ngoái, kinh tế Iran dự kiến tăng trưởng -4,99%.

Iran từng ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 12,5% trong năm 2016, ngay sau khi ký kết thỏa thuận hạt nhân với Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Đức vào năm 2015.

Nhưng mức tăng trưởng đó không kéo dài lâu. Sau khi ông Trump lên nhậm chức Tổng thống Mỹ thay thế cho người tiền nhiệm Obama, Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này và siết chặt trừng phạt nhằm gây áp lực lớn hơn, buộc Iran ngồi vào bàn đàm phán.

Abrams, cựu đại diện đặc biệt về vấn đề Iran trong chính quyền Trump, hiện là thành viên cấp cao về nghiên cứu Trung Đông tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (CFR) cho biết: “Không thể biết chính xác con số tăng trưởng sẽ là bao nhiêu nếu không có lệnh trừng phạt. Nhưng một điều khá rõ ràng là các lệnh trừng phạt đã tác động to lớn đến nền kinh tế Iran và ngân sách chính phủ”.

Xuất khẩu dầu mỏ lao dốc

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bóp nghẹt kinh tế Iran như thế nào? - Ảnh 2.

Sản xuất dầu mỏ (đường màu vàng) và xuất khẩu dầu mỏ (đường màu xanh) của Iran giảm mạnh kể từ khi ông Trump khôi phục các lệnh trừng phạt vào năm 2018

Cũng theo ông Abrams, các biện pháp trừng phạt đã làm giảm đáng kể khả năng xuất khẩu dầu mỏ của Iran cũng như dòng tiền từ xuất khẩu dầu mỏ trở về nước. “Có hàng nghìn tỷ USD đang nằm trong các ngân hàng ở Iraq, Trung Quốc hay Hàn Quốc… mà Iran không thể thu về do các lệnh trừng phạt”.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo xuất khẩu dầu của Iran tiếp tục giảm trong năm 2021.

Thương mại quốc tế suy yếu

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bóp nghẹt kinh tế Iran như thế nào? - Ảnh 3.

Xuất khẩu (đường màu xanh) và nhập khẩu (đường màu vàng) của Iran suy yếu trong nhiệm kỳ ông Trump

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Iran giảm mạnh ngay sau khi chính quyền Trump áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt. Bên cạnh dầu mỏ, các kim loại công nghiệp của Iran - vốn mang về nguồn thu xuất khẩu lớn cho nước này - cũng bị trừng phạt.

IMF ước tính Iran ghi nhận thâm hụt thương mại 3,45 tỷ USD trong năm 2020.

Lạm phát tăng vọt

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bóp nghẹt kinh tế Iran như thế nào? - Ảnh 4.

Lạm phát ở Iran tăng vọt kể từ đầu năm 2018

Đồng rials của Iran đã rớt giá liên tục kể từ đầu năm 2018. Dù đã “ổn định phần nào” trong thời gian gần đây, theo nhận định của Matthew Bey, một nhà phân tích toàn cầu cấp cao tại Stratfor, nhưng giá trị của tiền tệ này trên thị trường phi chính thức vẫn ở mức 250.000 rials đổi 1 USD, cách xa tỷ giá chính thức của Ngân hàng Trung ương là 42.000 rials đổi 1 USD.

Tiền tệ rớt giá khiến hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ với người dân trong nước và lạm phát cao do chi phí sinh hoạt tăng lên vào thời điểm nền kinh tế đi xuống.

Thị trường việc làm suy yếu

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bóp nghẹt kinh tế Iran như thế nào? - Ảnh 5.

Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến tiếp tục tăng trong năm 2021

Tỷ lệ thất nghiệp của Iran có thể sẽ còn tăng lên trong bối cảnh kinh tế suy yếu. Ước tính có khoảng 12,4% dân số Iran có nguy cơ mất việc làm vào năm 2021, theo dự báo của IMF.

Thâm hụt ngân sách chính phủ

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đã bóp nghẹt kinh tế Iran như thế nào? - Ảnh 6.

Thâm hụt ngân sách chính phủ ngày càng mở rộng

Chính phủ Iran đang chi tiêu vượt quá ngân sách dẫn đến thâm hụt tài khóa ngày càng lớn. Điều này có thể hạn chế khả năng cải thiện và phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch.


NTTD
Cùng chuyên mục