Sợ chiến tranh thương mại, vốn đầu tư tháo chạy khỏi thị trường mới nổi

17/05/2019 12:49 GMT+7
Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến dòng vốn đầu tư tháo chạy khỏi thị trưởng cổ phiếu và đổ vào thị trường trái phiếu.

Các thị trường chứng khoán mới nổi tại các quốc giá có hoạt động thương mại cao đều bị rút vốn mạnh.

Sự bùng nổ căng thẳng thương mại gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến 2,5 tỷ USD tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc tuần trước. Trong khi đó dòng tiền vào các quỹ trái phiếu toàn cầu đã tăng tốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2002.

Nỗi sợ chiến tranh thương mại đã đột ngột kích hoạt dòng vốn thay đổi trên toàn cầu, khi các quỹ đầu tư tháo chạy khỏi thị trường cổ phiếu để tìm nơi trú ẩn trong các tài sản rủi ro thấp hơn và các khu vực phụ thuộc thương mại ít hơn.

Số liệu từ  Viện Tài chính Quốc tế cho thấy các thị trường chứng khoán mới nổi đã chứng kiến dòng vốn rút ra lớn nhất trong 8 tháng, trong khi dòng tiền vào các quỹ trái phiếu tăng với tốc độ nhanh nhất trong 17 năm. Các quỹ hoán đổi cổ phiếu ETF cũng ghi nhận mức vốn rút ra tới 22,6 tỷ USD trong hai tuần qua, theo số liệu của Bloomberg.

Các phân tích cho thấy, dòng vốn chảy vào thị trường cổ phiếu đã đảo ngược so với trạng thái hút ròng năm tuần liên tục trước đó, khi các nhà đầu tư ngày càng sợ rủi ro do cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Số liệu cũng cho thấy các thị trường mới nổi đã tuần qua đã ghi nhận mức rút vốn tới 1 tỷ USD, lớn nhất kể từ tháng 10/2018 . Trước đó, xung đột thương mại đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ năm 2018 đã gây khiến các nhà đầu tư lo sợ và rút vốn tới 1,1 tỷ USD.

Theo Sean Darby, nhà phân tích chiến lược của Jefferies, “điểm mấu chốt là trong khi thị trường chứng khoán đã bùng nổ khá lâu, mức điều chỉnh đến giờ vẫ không đủ sức lôi kéo người mua trở lại”.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc chiếm phần lớn trong dòng vốn tháo chạy khỏi nhóm thị trường mới nổi nói chung. Sự bùng nổ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến thị trường này bị rút vốn hơn 2,5 tỷ USD tuần trước, tương đương khoảng 600 triệu USD mỗi ngày.

Các thị trường mới nổi khác ở châu Á như Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Đài Loan cũng có chung xu hướng rút vốn dù quy mô nhỏ hơn, phản ánh lo ngại chung về chiến tranh thương mại. Diễn biến này xuất phát từ việc các quỹ đang tìm nơi trú ẩn trong các tài sản rủi ro thấp hơn, chẳng hạn như trái phiếu, quỹ thị trường tiền tệ hay cổ phiếu trong các nhóm ngành mang tính phòng thủ.

Ở cấp độ ngành, hoạt động rút vốn là đáng kể ở tất cả các lĩnh vực ngoại trừ cổ phiếu thuộc ngành tiện ích. Ngành công nghệ thông tin, tài chính và công nghiệp bị rút vốn nhiều nhất. Năng lượng, vật liệu và dịch vụ viễn thông cũng bị các nhà đầu tư xa lánh.

7 thị trường tại các quốc gia và vùng lãnh thổ phụ thuộc nhất vào thương mại tại châu Á là Hồng Kông, Singapore, Ireland, Đài Loan, Hà Lan, Malaysia và Thái Lan - đã bị rút vốn trung bình 2,4% tổng tài sản được quản lý của quỹ kể từ ngày 3/4/2018, khi mức thuế 25% đối với 50 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc đã được công bố. Tất cả các khu vực này đều có tỷ lệ thương mại trên GDP cao, từ 120% đến 380%.

Trong khi đó, Brazil và Colombia, hai nước có tỷ lệ thương mại trên GDP lần lượt là 24% và 34%, không có biến động lớn về dòng vốn. Colombia đã hút vốn ròng tăng 7,8% tổng tài sản được quản lý. Brazil đã duy trì mức vốn ổn định trong cùng thời gian.

Nguyên Hà - Theo SCMP
Cùng chuyên mục