Đồng loạt 6 thương nhân bị tước quyền phân phối, đại lý bán lẻ lại chạy đôn đáo mua xăng dầu
6 thương nhân phân phối bị cắt quyền phân phối, kinh doanh xăng dầu là ai?
Cụ thể, Bộ Công Thương vừa thông báo đến 6 doanh nghiệp là thương nhân phân phối xăng dầu tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Cần Thơ và An Giang về việc họ bị thu hồi, tước quyền phân phối xăng dầu.
Danh tính các doanh nghiệp là Công ty CP Thương mại dầu khí Đại Long, Công ty CP xăng dầu An Hữu Trà Vinh, Công ty CP Dầu khí Rồng Vàng (Hà Nội), Công ty TNHH Thương mại xây dựng và vận tải Quảng Hà (Hà Tĩnh), Công ty TNHH MTV Dầu khí Bông Sen Vàng (Cần Thơ) và Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Petro Oil An Giang (An Giang).
Quyết định thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của các doanh nghiệp nói trên có hiệu lực từ ngày 27/2 và họ phải nộp lại giấy tờ này trước ngày 15/3/2023. Quyết định của Bộ Công Thương do căn cứ vào đề nghị của Vụ Thị trường trong nước và kết luận Thanh tra Bộ Công Thương.
Hiện, trong hệ thống kinh doanh xăng dầu có 4 tầng lớp, doanh nghiệp đầu mối được quyền nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, sở hữu doanh nghiệp phân phối xăng dầu, kênh bán lẻ.
Thương nhân phân phối có quyền mua xăng dầu từ đầu mối, phân giao cho tổng đại lý, đại lý của mình hoặc nhượng quyền. Tổng đại lý là khâu trung gian và đại lý bán lẻ là doanh nghiệp trực tiếp bán hàng đến tay người tiêu dùng.
Với việc hàng loạt thương nhân phân phối bị thu hồi Giấy xác nhận, đồng nghĩa tước quyền phân phối, kinh doanh các đại lý trực thuộc hoặc các thương nhân nhượng quyền bán lẻ xăng dầu sẽ phải tìm nhà cung cấp khác thay thế, việc này phải có sự đồng ý của Sở Công Thương các địa phương.
Vào tháng 8/2022, Chánh Thanh tra Bộ ký ban hành 18 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 thương nhân đầu mối và một số công ty con, đơn vị trực thuộc của thương nhân đầu mối. Trong đó, ngoài hình thức phạt tiền, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
Tuy nhiên, ngay sau đó do lo ngại ảnh hưởng đến thị trường, Bộ Công Thương đã tạm dừng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép kinh doanh nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp này.
Hiện, cả nước có khoảng 38 doanh nghiệp đầu mối, hơn 300 thương nhân phân phối, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã đề xuất đại lý bán lẻ được quyền mua xăng dầu từ 3 đầu mối kinh doanh xăng dầu theo Hợp đồng mua bán xăng dầu.
Theo quy định, hiện thương nhân phân phối phải có kho, bể chứa xăng dầu dung tích tối thiểu 2.000 m3, thuộc sở hữu hoặc thuê 5 năm sử dụng mới được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu.
Ngoài ra, thương nhân phải có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trở lên, tối thiểu 5 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó có ít nhất ba 3 cửa hàng thuộc sở hữu; tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu…