Giá cà phê còn bị đè nặng, nông dân nguy cơ thua lỗ "vỡ mặt" vì điều này

25/03/2022 10:25 GMT+7
Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine có thể sẽ làm trì trệ việc tiêu thụ khoảng 3 triệu bao cà phê do các lệnh cấm vận ở phương Tây, bất chấp Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vừa điều chỉnh dự báo toàn cầu dư thừa 1,2 triệu bao thành thiếu hụt 3,1 triệu bao trong niên vụ cà phê 2020/2021.
Giá cà phê còn bị đè nặng, nông dân nguy cơ thua lỗ "vỡ mặt" vì điều này - Ảnh 1.

Giá cà phê hôm nay 25/3 tiếp tục diễn biến trái chiều. Ảnh: CT

Giá cà phê chững lại, chưa thấy sự phục hồi vững chắc...

Giá cà phê Robusta tăng trở lại vào giữa tháng 3/2022, sau khi duy trì ở mức thấp trong những ngày đầu tháng. Trong khi đó, giá cà phê Arabica mặc dù có sự phục hồi gần đây, tuy nhiên vẫn giảm so với những ngày đầu tháng.

Trên sàn giao dịch London, ngày 19/3/2022, giá cà phê Robusta giao các kỳ hạn tháng 5/2022, tháng 7/2022 và tháng 9/2022 tăng lần lượt 6,5%, 6,1% và tăng 5,5% so với ngày 8/3/2022, lên mức 2.167 USD/ tấn, 2.136 USD/tấn và 2.120 USD/tấn.

Giá cà phê còn bị đè nặng, nông dân nguy cơ thua lỗ "vỡ mặt" vì điều này - Ảnh 2.

Nguồn: Sàn giao dịch London

Trên sàn giao dịch New York, ngày 19/3/2022, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2022 giảm 1,9% so với ngày 8/3/2022, xuống còn 220,05 Uscent/ lb; đối với các kỳ hạn tháng 7/2022 và tháng 9/2022 cùng giảm 1,5% so với ngày 8/3/2022, xuống mức 219,65 Uscent/lb và 218,6 Uscent/lb.

Giá cà phê còn bị đè nặng, nông dân nguy cơ thua lỗ "vỡ mặt" vì điều này - Ảnh 3.

Nguồn: Sàn giao dịch New York

Trên sàn giao dịch BMF của Brazil, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn biến động trái chiều. Ngày 19/3/2022, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2022 và tháng 9/2022 giảm lần lượt 2,1% và 2,5% so với ngày 8/3/2022, xuống còn 269,9 Uscent/lb và 270 Uscent/lb. Ngược lại, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 7/2022 tăng 2,1% so với ngày 19/3/2022, lên mức 272,7 Uscent/lb. 

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 2.222 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, tăng 132 USD/tấn (tương đương mức tăng 6,3%) so với ngày 8/3/2022. 

Cập nhật thông tin mới nhất hôm nay (25/3), giá cà phê thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều, Robusta tăng và Arabica giảm. Tỷ giá đồng Real tăng đã hỗ trợ cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Brazil, trong đó có cà phê Arabica. Người trồng cà phê Brazil vì thế giảm bán ra, góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại.

Trong khi tỷ lệ lạm phát tại Anh lên mức cao nhất 30 năm nay đẩy giá London lùi sâu hơn nữa. Brazil và một số quốc gia sản xuất cà phê Robusta lớn bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng này.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (24/3), giá cà phê Robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng trở lại, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 5 USD (0,23%), giao dịch tại 2.144 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 6 USD (0,28%) giao dịch tại 2.122 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu giảm, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 3 Cent (1,33%), giao dịch tại 222,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 3,95 Cent (1,31%), giao dịch tại 221,15 Cent/lb Khối lượng giao dịch tăng trung bình khá.

Giá cà phê Robusta có dấu hiệu phục hồi trở lại sau các quyết định nâng lãi suất cơ bản của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed), Ngân hàng Trung ương Brazil, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát. 

Tuy nhiên, sự phục hồi này chưa vững chắc. Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine có thể sẽ làm trì trệ việc tiêu thụ khoảng 3 triệu bao cà phê do các lệnh cấm vận ở phương Tây, bất chấp Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vừa điều chỉnh dự báo toàn cầu dư thừa 1,2 triệu bao thành thiếu hụt 3,1 triệu bao trong niên vụ cà phê 2020/2021. Bên cạnh đó, số ca lây nhiễm Covid-19 có dấu hiệu gia tăng mạnh ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, dẫn tới nguy cơ thắt chặt các sinh hoạt xã hội trở lại.

Giữa tháng 3/2022, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng trở lại theo giá thế giới. Ngày 19/3/2022, giá cà phê tại thị trường nội địa tăng 2.000 đồng/kg so với ngày 8/3/2022, lên mức cao nhất 41.800 đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk; mức thấp nhất 41.200 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng; tại tỉnh Gia Lai và Đắk Nông ở mức 41.700 đồng/kg. 

Giá cà phê còn bị đè nặng, nông dân nguy cơ thua lỗ "vỡ mặt" vì điều này - Ảnh 4.

Nguồn: giacaphe

Tuy nhiên, đến hôm nay 25/3, giá cà phê trong nước đã chững lại. Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 8h50, giá cà phê hôm nay đồng loạt chững lại. Hiện tại, tỉnh Lâm Đồng đang ghi nhận mức giá thấp nhất là 40.600 đồng/kg. Cao nhất là tỉnh Đắk Lắk với mức giá ổn định là 41.200 đồng/kg. Tương tự, giá cà phê tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông cũng không có biến động mới so với hôm qua, được duy trì cùng tại mức 41.100 đồng/kg.

Giá cà phê còn bị đè nặng, nông dân nguy cơ thua lỗ "vỡ mặt" vì điều này - Ảnh 5.

Đến hôm nay 25/3, giá cà phê trong nước đã chững lại. Ảnh: CTV

Giá cà phê còn bị đè nặng, nông dân nguy cơ thua lỗ "vỡ mặt"

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Nga trong tháng 2/2022 đạt 4,83 nghìn tấn, trị giá 12,6 triệu USD, giảm 12% về lượng, nhưng tăng 19,9% về trị giá so với tháng 02/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nga đạt 15,4 nghìn tấn, trị giá 37,1 triệu USD, tăng 20,6% về lượng và tăng 53,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Giá cà phê còn bị đè nặng, nông dân nguy cơ thua lỗ "vỡ mặt" vì điều này - Ảnh 6.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Robusta là chủng loại cà phê xuất khẩu chủ yếu sang Nga. Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 01/2022, xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam sang Nga đạt 9,8 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 20,3 triệu USD, tăng 49,7% về lượng và tăng 101,8% về trị giá so với tháng 01/2021, so với tháng 01/2020 tăng 47% về lượng và tăng 94,9% về trị giá.

Tiếp theo là chủng loại cà phê chế biến, xuất khẩu sang Nga trong tháng 01/2022 đạt xấp xỉ 3,78 triệu USD, tăng 18,4% so với tháng 01/2021 và tăng 15% so với tháng 01/2020.

Mặc dù Nga là thị trường xuất khẩu cà phê lớn thứ 7 của nước ta, nhưng chỉ chiếm 4,2% tổng lượng và 4,5% tổng trị giá xuất khẩu cà phê của cả nước. Do đó, căng thẳng thương mại giữa Nga và Ukraine không tác động lớn đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Tuy nhiên, tác động về hoạt động vận chuyển là khá lớn, trong bối cảnh cước phí vận chuyển hiện vẫn ở mức cao. 

Căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa toàn cầu. Đối với ngành vận tải biển toàn cầu, Nga và Ukraine cung cấp 275.000 trong tổng 1,9 triệu thuyền viên làm việc trên các tàu thương mại trên khắp thế giới, lớn hơn cả Philippines, nước cung cấp lao động trong ngành hàng hải lớn nhất thế giới. Riêng Ukraine chiếm 5,4% số chỉ huy thuỷ thủ đoàn trên hơn 74.000 tàu thương mại quốc tế.

Giá cà phê còn bị đè nặng, nông dân nguy cơ thua lỗ "vỡ mặt" vì điều này - Ảnh 7.

Giá cà phê còn bị đè nặng, nông dân nguy cơ thua lỗ "vỡ mặt".

Thị trường cũng đang đánh giá khả năng Chính phủ Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Với điều này, viễn cảnh là hàng hóa sẽ còn tăng giá hơn nữa, buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu.

Trước đó khoảng đầu tháng 3/2022, giá cà phê đã giảm mạnh khi các nhà xuất khẩu đưa Nga vào danh sách thị trường rủi ro cao và buộc phải thanh toán trước khi giao hàng. Căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu, thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn. Điều này đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý.

Nếu như lượng hợp đồng dư mua sàn Robusta chỉ giảm nhẹ, thì Araica giảm mạnh, chỉ sau 1 tháng, lượng hợp đồng dư mua trên sàn Arabica đã giảm hơn một nửa.

Về dài hạn, cả hai nước trong xung đột Nga-Ukraine đều phát lệnh ngưng xuất khẩu phân bón. Tại Brazil, nhu cầu tiêu thụ phân bón từ Nga và Ukraine rất lớn. Không chỉ tại Brazil, vùng cà phê Việt Nam cũng có thể gặp trường hợp tương tự. Chưa nói thiếu nước, nếu như thiếu phân bón, sản lượng cà phê niên vụ tới tại hai nước cung ứng lớn sẽ giảm mạnh do cây cà phê thiếu dinh dưỡng, nhất là năm 2023, Brazil lại vào chu kỳ năm mất mùa.

Tại Brazil, giá thành sản xuất cà phê tăng cao chưa từng thấy. Nếu như năm 2021 giá thành sản xuất Robusta là 733 USD/tấn thì trong năm 2022 đã lên 1.700 USD/tấn, chủ yếu do giá phân bón tăng mạnh.

Không như cây cà phê Việt Nam thường phải chịu chi phí tưới rất lớn, các vùng cà phê Brazil thường không chịu chi phí này. Như vậy, nếu giá cà phê Việt Nam bán dưới 2.000 USD/tấn, nhà nông có thể bị thua lỗ "vỡ mặt" và dẫn đến bỏ bê chăm sóc cây cà phê khi giá xăng dầu và phân bón tăng cao.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục