Giá cà phê tăng mạnh tuần qua, có lúc chạm mốc 50.000 đồng/kg

09/04/2023 13:40 GMT+7
Giá cà phê hôm nay 9/4 gần chạm mốc 50.000 đồng/kg. Kết thúc tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn tăng nhẹ và Arabica kỳ hạn tăng mạnh mẽ hơn. Cùng đà tăng của giá thế giới, giá cà phê trong nước cũng tăng thêm trung bình 1.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 9/4: Tăng 1.000 đồng/kg trong tuần qua

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần này (7/4), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London quay đầu giảm, kỳ hạn giao hàng tháng 5/2023 giảm 15 USD (0,65%), giao dịch tại 2.299 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 giảm 18 USD (0,79%), giao dịch tại 2.256 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York tiếp tục tăng. Kỳ hạn giao tháng 5/2023 tăng 3,45 Cent/lb (1,92%), giao dịch tại 183,6 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2023 tăng 2,7 Cent/lb (1,51%), giao dịch tại 181,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng cao.

Tổng hợp tuần, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng 93 USD. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 5 tăng hơn 13 cent. 

Mở đầu tuần, 2 sàn tăng mạnh do các nhà giao dịch đẩy giá cả để bán hàng tồn kho khi thị trường có dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.

Sang phiên hôm qua, Robusta tiếp tục tăng trong khi Arabica đảo chiều. Phiên giữa tuần, 

Báo cáo Thương mại tháng 3 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã làm các thị trường cà phê kỳ hạn càng nóng thêm. 

Trong phiên cuối tuần, Robusta đảo chiều giảm nhẹ còn Arabica tiếp tục hồi phục. 

Giá cà phê tăng mạnh tuần qua, có lúc chạm mốc 50.000 đồng/kg - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 09/04/2023 lúc 13:30:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê tăng mạnh tuần qua, có lúc chạm mốc 50.000 đồng/kg - Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 09/04/2023 lúc 13:30:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê tăng mạnh tuần qua, có lúc chạm mốc 50.000 đồng/kg - Ảnh 3.

Giá cà phê trong nước cũng tăng trung bình 1.000 đồng/kg. Đáng chú ý, thị trường có lúc cán mốc 50.000 đồng/kg.

Trong nước, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay (9/4) dao động trong khoảng 49.200 - 49.600 đồng/kg. Trong 6 ngày qua, thị trường cà phê có xu hướng tăng. Vào cuối tuần, các địa phương ghi nhận mức tăng 1.000 đồng/kg so với đầu tuần. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh giá lên mức 49.200 đồng/kg - mức thấp nhất ở thời điểm hiện tại. Hai tỉnh Đắk Nông đang thu mua cà phê với giá 49. 400 đồng/kg. Hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai thu mua cà phê cùng mức 49.500 đồng/kg. Giá cà phê tại Đắk Lắk là 49.600 đồng/kg vào cuối tuần này.

Giá cà phê thế giới biến động trái chiều trên hai sàn giao dịch phái sinh trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần này vào ngày 6/4, trong bối cảnh nhiều dự báo không đồng nhất về nguồn cung và những diễn biến bất lợi về kinh tế vĩ mô. Giá cà phê robusta giảm nhẹ, trong khi arabica tăng mạnh. Ngày 7/4, cả hai sàn đóng cửa nghỉ Lễ Good Friday, do vậy thị trường vẫn giữ nguyên mức giá chốt ngày trước đó.

Tồn kho đạt chuẩn sàn ICE Lodon ghi nhận giảm 190 tấn xuống còn 75.310 tấn, tính đến ngày 3/4. Trong khi tồn kho đạt chuẩn của sàn ICE New York ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 tháng xuống còn 732.533 bao, tính đến ngày 4/4.

Trong 5 nhà cung cấp cà phê ngoại khối lớn nhất vào thị trường EU, giá của phê Việt lại đứng chót bảng. Cụ thể, giá cà phê EU nhập từ Brazil là 4.162 EUR/tấn; từ Honduras là 5.036 EUR/tấn; Uganda là 2.539 EUR/tấn; từ Ấn Độ là 2.728 EUR/tấn; trong khi giá trung bình nhập cà phê từ Việt chỉ ở mức 2.323 EUR/tấn, thua xa giá so với Brazil, Honduras và cả Ấn Độ.

Trong khi với khối lượng xuất khẩu đạt 662 nghìn tấn, trị giá gần 1,54 tỷ Eur (tương đương 1,66 tỷ USD), Việt Nam là nhà cung cấp cà phê ngoại khối lớn thứ 2 vào thị trường EU, chỉ đứng sau Brazil.

Tương tự, tại thị trường Mỹ, số liệu từ Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ cho thấy, trong 11 tháng năm 2022, Mỹ nhập khẩu cà phê chủ yếu từ Brazil, Colombia, Việt Nam, Guatemala, Mexico… với giá trung bình 5.817 USD/tấn. Nhưng tính riêng giá nhập khẩu từ Việt Nam, chỉ ở mức 2.331 USD/tấn; trong khi giá nhập từ Colombia lên tới 6.345 USD/tấn, Guatemala với giá 6.082 USD/tấn; từ Mexico, Brazil lần lượt ở mức 5.559 USD/tấn và 4.315 USD/tấn....

Theo số liệu của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (giai đoạn tháng 2/2021-1/2022), chỉ xếp sau Brazil. Còn xét về năng suất trồng, cà phê Việt Nam đứng đầu thế giới khi đạt 2,4 tấn/ha. Song, giá cà phê xuất khẩu của nước ta lại rất rẻ, luôn xếp chót bảng trong các nước xuất khẩu.

Nguyên nhân được đưa ra đa phần cà phê Việt xuất khẩu dưới dạng thô nên giá rất rẻ. Cà phê chế biến sâu giúp gia tăng giá trị nhưng tỷ lệ sản phẩm chế biến trong xuất khẩu lại không nhiều.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 dự báo đạt khoảng 171,3 triệu bao trong khi nhu cầu tiêu thụ lên đến 178,5 triệu bao. Do đó, thị trường cà phê toàn cầu sẽ chứng kiến mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.

Trong báo cáo tháng 3, ICO cho biết sản lượng cà phê toàn cầu đã giảm 1,4% xuống còn 168,5 triệu bao trong niên vụ 2021-2022, do cây cà phê bước vào năm mất mùa theo chu kỳ sản xuất hai năm một lần và khí hậu khắc nhiệt ở một số quốc gia sản xuất chủ chốt.

Tuy nhiên, sản lượng dự kiến sẽ phục hồi và tăng 1,7% lên mức 171,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. Chủ yếu do sản lượng của Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới tăng theo chu kỳ hai năm một, mặc dù giá phân bón tăng cao và điều kiện thời tiết bất lợi tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất cà phê toàn cầu.

Sau khi giảm 7,2% trong niên vụ trước, sản lượng cà phê Arabica toàn cầu dự kiến tăng 4,6% lên 98,6 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. Tỷ trọng cà phê Arabica trong tổng sản lượng cà phê toàn cầu dự kiến tăng lên mức 57,5% từ mức 55,9% của niên vụ 2021-2022.

Sản lượng Robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao. Điều này kéo theo sản lượng của khu vực châu Á và châu Đại Dương giảm 4,6% so với vụ trước, ở mức 49,7 triệu bao.

Trong khi đó, Nam Mỹ vẫn là khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới với sản lượng dự báo vào khoảng 82,4 triệu bao, tăng 6,2% so với niên vụ 2021-2022. Trước đó, sản lượng của khu vực đã giảm 7,6% trong niên vụ 2021-2022, mức sụt giảm lớn nhất trong gần 20 năm.

Về tiêu thụ, sau mức tăng trưởng khiêm tốn 0,6% của niên vụ 2020-2021, tiêu thụ cà phê toàn cầu đã tăng 4,2% trong niên vụ 2021-2022 lên 175,6 triệu bao. Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cùng với nhu cầu bị dồn nén trong những năm đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng trong niên vụ 2021-2022.

Trong niên vụ 2022-2023, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc cùng với lạm phát tăng cao được cho là sẽ kìm hãm nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới.

Do đó, ICO dự báo tăng trưởng tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ chậm lại trong niên vụ 2022-2023, với mức tăng 1,7% lên 178,5 triệu bao. Trong đó, tiêu thụ cà phê của châu Âu được dự báo chỉ tăng 0,1% trong niên vụ 2022-2023 sau khi tăng 6% trong niên vụ trước.

Mặc dù vậy, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục thâm hụt trong năm thứ hai liên tiếp, với mức thâm hụt 7,3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục