Giá cao su chốt tuần vẫn giảm mạnh, tương lai tươi sáng đang ở đâu?

13/03/2022 21:23 GMT+7
Giá dầu thô thương mại giảm kéo theo đà đi xuống của giá cao su. Lạm phát của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 40 năm, làm dấy lên lo ngại rằng giá tăng cao có thể hạn chế tiêu dùng...

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 3/2022 ghi nhận mức 244,3 JPY/kg, giảm 0,61% (tương đương 1,5 JPY/kg) tại thời điểm khảo sát chốt tuần qua.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2022 được điều chỉnh xuống mức 13.580 CNY/tấn, giảm 0,98% (tương đương 135 CNY) so với giao dịch trước đó.

Giá cao su chốt tuần vẫn giảm mạnh, tương lai tươi sáng đang ở đâu? - Ảnh 1.

Nguồn: giacaphe.com

Giá cao su chốt tuần vẫn giảm mạnh, tương lai tươi sáng đang ở đâu? - Ảnh 2.

Nguồn dữ liệu: Singapore Commodity Exchange Ltd (SICOM); Bloomberg; Rubber Association of Singapore Commodity Exchange (RASCE); International Rubber Study Group; Asian Wall Street Journal; World Bank.

Giá cao su tại Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất 5,5 tuần do thị trường chứng khoán châu Á giảm, theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải giảm.

Thị trường cao su giảm còn do thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm, cùng với đó là xung đột giữa Nga – Ukraine ngày càng trầm trọng.

Xung đột Nga – Ukraine có nguy cơ gây thêm áp lực đối với ngành công nghiệp sản xuất chip, vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19. Các nhà sản xuất chip đã rất chật vật xử lý tình trạng thiếu linh kiện, giao hàng muộn và chi phí nguyên vật liệu tăng cao.

Chốt tuần này, giá dầu thô tạm thời giảm cũng kéo theo đà đi xuống của giá cao su. Giá dầu thế giới tính chung cả tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11, khi các nhà giao dịch đánh giá lại những cải thiện tiềm năng đối với triển vọng nguồn cung đã bị gián đoạn. 

Kết thúc tuần, giá dầu thô Brent giao sau tăng 3,34 USD, tương đương 3,1%, vào thứ Sáu (11/3), đạt 112,67 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất trong phiên là 107,13 USD. Giá dầu thô Mỹ (WTI) tăng 3,31 USD, tương đương 3,1%, lên 109,33 USD/thùng, so với mức thấp nhất trong phiên là 104,48 USD. 

Bên cạnh đó, lạm phát của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 40 năm, làm dấy lên lo ngại rằng giá tăng cao có thể hạn chế tiêu dùng các sản phẩm có nguyên liệu từ cao su, làm giá cao su khó tăng trở lại.

Giá cao su chốt tuần vẫn giảm mạnh, tương lai tươi sáng đang ở đâu? - Ảnh 3.

Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt khoảng 100 nghìn tấn, trị giá 178 triệu USD, giảm 48,1% về lượng và giảm 46,3% về trị giá so với tháng 1/2022.

Trong tháng 2/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 330 - 340 đồng/độ mủ. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 348-350 đồng/độ TSC. Giá mủ cao su tại Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC, ổn định so với cuối tháng 1/2022.

Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 2/2022 đạt khoảng 100 nghìn tấn, trị giá 178 triệu USD, giảm 48,1% về lượng và giảm 46,3% về trị giá so với tháng 1/2022; so với tháng 2/2021 giảm 4% về lượng, nhưng tăng 3,1% về trị giá. 

Giá cao su xuất khẩu bình quân tăng 3,4% so với tháng 1/2022 và tăng 7,4% so với tháng 2/2021, lên mức 1.777 USD/tấn. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cao su đạt khoảng 293 nghìn tấn, trị giá 509 triệu USD, giảm 0,3% về lượng, nhưng tăng 6,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong tháng 1/2022, các chủng loại cao su xuất khẩu chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280), Latex, SVR 3L, SVR 10, RSS3, SVR CV60... 

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280) là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 66,5% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 128,07 nghìn tấn, trị giá 222,4 triệu USD, giảm 22,5% về lượng và giảm 22,6% về trị giá so với tháng 12/2021; tuy nhiên so với tháng 1/2021 tăng 0,4% về lượng và tăng 10,4% về trị giá. 

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 99,7% tổng lượng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp xuất khẩu của cả nước, với 127,67 nghìn tấn, trị giá 221,52 triệu USD, giảm 22,6% về lượng và giảm 22,7% về trị giá so với tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 tăng 0,8% về lượng và tăng 10,8% về trị giá.

Trong tháng 1/2022, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu đều tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với tháng 1/2021, trong đó đáng chú ý như: Cao su tổng hợp, cao su hỗn hợp (HS: 4005), Skim block, SVR CV50, SVR 3L... 

Về giá xuất khẩu: Tháng 1/2022, giá xuất khẩu bình quân một số chủng loại cao su có xu hướng tăng so với tháng 1/2021, trong đó đáng chú ý như: Hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS: 400280), SVR 10, cao su tổng hợp SVR 20, cao su tái sinh...

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục