Giá cao su hôm nay 3/3: Dự báo mới đầy bất ngờ trong bối cảnh xung đột

03/03/2022 16:48 GMT+7
Giá cao su hôm nay 3/3 tiếp tục tăng nhẹ tại các sàn chủ lực ở châu Á. Giá cao su đạt đỉnh 8 tháng do giá dầu thô leo thang. Các chuyên gia dự báo, nhiều khả năng giá cao su sẽ tạm thời tăng vọt trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine...
Giá cao su hôm nay 3/3: Dự báo mới đầy bất ngờ trong bối cảnh xung đột - Ảnh 1.

Nhiều khả năng giá cao su sẽ còn tạm thời tăng vọt trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine...

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 3/3/2022, lúc 13h00, kỳ hạn tháng 7/2022, tăng nhẹ lên mức 285,5 JPY/kg, tăng nhẹ 0,7 yên, tương đương 0,27%. Các kỳ hạn tháng 3, 4, 5/2022 giảm nhẹ từ 0,6-3%, giá thấp nhất đứng ở mức 255 JPY/kg kỳ hạn tháng 3/2022.

Giá cao su hôm nay 3/3: Dự báo mới đầy bất ngờ trong bối cảnh xung đột - Ảnh 2.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE): Trong khi đó, giá cao su kỳ hạn tháng 3/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 120 CNY, lên mức 13.785 CNY/tấn, tương đương 0,88%. Các kỳ hạn từ tháng 3 cho đến tháng 7/2022 đều tăng từ 90-120 CNY.

Giá cao su hôm nay 3/3: Dự báo mới đầy bất ngờ trong bối cảnh xung đột - Ảnh 3.

Giá cao su hôm nay 3/3: Dự báo mới đầy bất ngờ trong bối cảnh xung đột - Ảnh 4.

Nguồn dữ liệu: Singapore Commodity Exchange Ltd (SICOM); Bloomberg; Rubber Association of Singapore Commodity Exchange (RASCE); International Rubber Study Group; Asian Wall Street Journal; World Bank.

Giá cao su Nhật Bản giảm ở các kỳ hạn gần bởi lo ngại về tình hình căng thẳng tại Ukraine ảnh hưởng tới tâm lý và việc chốt lời của nhà đầu tư.

Tăng trưởng hoạt động sản xuất của Nhật Bản trong tháng 2 chậm lại xuống mức thấp nhất 5 tháng do biến chủng Omicron và tình trạng thiếu hụt nguyên liệu thô làm ảnh hưởng tới sản lượng của các công ty, ngay cả trước cuộc xung đột của Nga và Ukraine làm phức tạp triển vọng kinh tế.

Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, các chuyên gia quốc tế nhận định, giá cao su có thể sẽ tạm thời tăng vọt. Tuy nhiên, sau chiến tranh, nó có thể mang lại hiệu quả phản tác dụng vì ảnh hưởng đến giao dịch, thương mại và kinh doanh.

Do những xung đột hiện nay giữa Nga và Ukraine, giá dầu chưa qua chế biến đang có xu hướng tăng và đẩy giá cao su lên cao. Hiện nhu cầu đối với cao su trong các ngành săm lốp và lốp xe của các nước đồng minh sẽ tăng lên.

Cao su tổng hợp sử dụng dầu thô làm nguyên liệu sẽ gián tiếp tăng giá. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu đối với cao su tự nhiên.

Tuy nhiên, các chuyên gia thị trường cho biết lạm phát sau chiến tranh có thể xuất hiện. Những sự kiện bất ngờ trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực bao gồm cả thị trường săm lốp và ảnh hưởng đến giá cao su.

Giá cao su hôm nay 3/3: Dự báo mới đầy bất ngờ trong bối cảnh xung đột - Ảnh 5.

Sau khi các ngân hàng trung ương lớn tung ra các gói cứu trợ, giá cao su thế giới có thể sẽ tăng trong quý I/2022. Ảnh: CT

Trước đó sáng nay, tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2022 ghi nhận mức 258,5 JPY/kg, tăng 0,12% (tương đương 0,3 JPY/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h45 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 3/2022 được điều chỉnh lên mức 13.705 CNY/tấn, tăng 0,29% (tương đương 40 CNY) so với giao dịch trước đó.

Năm 2021, thị trường cao su thế giới gặp khó khăn do thị trường ô tô toàn cầu gặp khủng hoảng chip bán dẫn, nhập khẩu cao su từ Trung Quốc chậm lại bởi chính sách “Zero Covid” của nước này, sự mạnh lên của đồng USD trong thời gian qua… 

Vì vậy, phần lớn thời gian giá cao su trong năm 2021 đi ngang hoặc giảm, mặc dù cũng có vài đợt tăng, nhưng không kéo dài quá 1 tháng. 

Năm 2022, thị trường kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, sau khi các ngân hàng trung ương lớn tung ra các gói cứu trợ, giá cao su thế giới có thể sẽ tăng trong quý I/2022 do nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu dự kiến thiếu hụt bởi nguồn cung cao su Đông Nam Á đang bị thời tiết xấu ảnh hưởng đến sản lượng mủ tự nhiên. 

Trong khi đó, hoạt động xuất nhập khẩu đang gặp khó khăn do dịch bệnh, các cảng biển hoạt động khó khăn khi tình trạng thiếu container khá trầm trọng. Trong tháng 1 và 2/2022, giá cao su tự nhiên tại các sàn giao châu Á có nhiều biến động, lên xuống thất thường xong nhìn chung, giá cao su tháng 1 giảm nhẹ 0,09%, tháng 2 tăng 3,51% và tháng 3 với mức giá 255 JPY/kg, giá cao su tính ra tăng 9,45% so với tháng trước, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka.

Giá cao su hôm nay 3/3: Dự báo mới đầy bất ngờ trong bối cảnh xung đột - Ảnh 6.

Nguồn dữ liệu: Singapore Commodity Exchange Ltd (SICOM); Bloomberg; Rubber Association of Singapore Commodity Exchange (RASCE); International Rubber Study Group; Asian Wall Street Journal; World Bank.

Năm 2021 là một năm sóng gió với ngành cao su Việt Nam. Dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến từ hoạt động sản xuất mủ cao su, đến chế biến gỗ cao su, nhưng ngành cao su Việt Nam đã nỗ lực khắc phục và tiếp tục tiến đến mục tiêu phát triển bền vững đề ra trong năm 2022. Năm 2022, Việt Nam có khả năng hưởng lợi kép cả về lượng xuất khẩu và trị giá do thế giới vẫn khan hiếm nguồn nguyên liệu cao su, giá mủ cao su tiếp tục tăng hoặc neo ở mức cao. Thế giới biến động nhưng lại đang có lợi cho giá cao su.

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng cao su tự nhiên, đồng thời đứng thứ 3 về thị trường xuất khẩu cao su thế giới. Năm 2021, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu cao su tăng trưởng cả về lượng và trị giá, trong đó trị giá xuất khẩu đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 1,95 triệu tấn, trị giá 3,27 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với năm 2020. Xuất khẩu cao su trong năm 2021 đã lập một kỷ lục mới về trị giá trong lịch sử ngành cao su Việt Nam.

Giá cao su hôm nay 3/3: Dự báo mới đầy bất ngờ trong bối cảnh xung đột - Ảnh 7.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ… Nhìn chung, năm 2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều tăng trưởng mạnh. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam.

Trong năm 2022, tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu cao su sẽ tiếp tục có những thuận lợi. Nhu cầu về cao su tự nhiên của thế giới sẽ tiếp tục tăng. Việc mở lại biên giới quốc tế của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng cao su phục hồi.

Hiện tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 330-340 đồng/độ TSC, ổn định. Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu của Công ty cao su Phước Hòa dao động ở mức 348-350 đồng/độ TSC. Giá mủ cao su Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 1/2022, Việt Nam xuất khẩu được 192,72 nghìn tấn cao su, trị giá 331,12 triệu USD, giảm 22,9% về lượng và 22,8% về trị giá so tháng 12/2021, còn so cùng kỳ năm trước lại tăng 1,7% về lượng và 8,6% về trị giá.

Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam tháng 1/2022 đạt mức 1.718 USD/tấn, tăng 0,2% so tháng 12/2021 và tăng 6,8% so cùng kỳ. 

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục