Giá lợn hơi vẫn giảm một số nơi nhưng thị trường đang dần khan hàng

20/10/2022 17:47 GMT+7
Giá lợn hơi hôm nay 20/10 đi ngang tại khu vực miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và tăng giảm trái chiều từ 1.000 - 3.000 đồng/kg tại khu vực miền Nam. Thị trường đang dần khan lượng lợn, dự báo tuần tới giá lợn hơi có thể tăng nhẹ vài giá.

Giá lợn hơi hôm nay 20/10: Tăng giảm trái chiều, khó đoán tình thế 

Giá lợn hơi hôm nay 20/10/2022, khó đoán trước tình thế. Tính đến chiều nay, tại miền Bắc có duy nhất Hà Nội tăng giá lợn hơi khoảng 1.000 đồng/kg, đạt 61.000 đồng/kg. Miền Trung biến động tại Đắk Lắk giảm 1.000 đồng/kg và Sóc Trăng giảm 3.000 đồng/kg về mức 53.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi trên thị trường vẫn còn một số nơi giảm nhưng thị trường đang dần khan lượng lợn, dự báo tuần tới giá lợn hơi có thể tăng nhẹ vài giá.

Ngày 20/10 giá lợn hơi tại Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam ổn định cho đến hôm nay. Giá lợn hơi CP tại miền Bắc đứng ở mức 63.000 đồng/kg; tại miền Trung, miền Đông, miền Tây, giá lợn hơi CP đứng ở mức 62.000 đồng/kg.

Giá lợn tại nước láng giềng- Trung Quốc vẫn theo xu hướng tăng liên tục những tuần qua - hi vọng mức giá tích cực lan tỏa nhanh. Giá lợn hơi Trung Quốc ngày 20/10 tăng lên mức 95.000 đồng/kg, so với mức 94.800 đồng/kg của ngày 19/10, so với cách đây 6 ngày (ngày 14/10) là 92.300 đồng/kg, so với mức 88.300 đồng/kg ngày 13/10, so với giá ngày 11/10 là 89.400 đồng/kg; so với mức 86.000 đồng/kg của ngày 8/10; 85.200 đồng/kg của ngày 7/10 và so với giá ngày 6/10 là 84.600 đồng/kg và so với mức 81.900 đồng/kg của cách đây 3 tuần.

Giá lợn hơi vẫn giảm một số nơi nhưng thị trường đang dần khan lợn - Ảnh 1.

Nguồn: ANOVA FEED

Giá lợn hơi vẫn giảm một số nơi nhưng thị trường đang dần khan lợn - Ảnh 2.

Giá lợn hơi hôm nay 20/10: Tăng giảm trái chiều, khó đoán tình thế.

Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi sáng nay tiếp tục đi ngang trên diện rộng và duy trì trong khoảng 58.000 - 61.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 61.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hưng Yên. Ở chiều ngược lại, tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ và Ninh Bình, heo hơi được thương lái giao dịch ổn định ở mức 58.000 đồng/kg, thấp nhất trong khu vực. Còn tại các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên, Hà Nam và Vĩnh Phúc, giá thu mua hiện đang neo ở mốc 59.000 đồng/kg. Hiện, tại các tỉnh Bắc Giang, Thái Bình, Hà Nội và Tuyên Quang giá heo hơi đạt 60.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá lợn hơi sáng nay đồng loạt đi ngang so với hôm qua và dao động trong khoảng 55.000 - 62.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 62.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tại tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, thương lái thu mua heo hơi với giá lần lượt là 55.000 đồng/kg và 56.000 đồng/kg. Tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng và Đắk Lắk, lợn hơi được giao dịch ở cùng mức 57.000 đồng/kg. Các tỉnh thành khác vẫn duy trì giá ổn định trong khoảng 60.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi sáng nay tăng/giảm trái chiều trong khoảng 1.000 - 3.000 đồng/kg so với hôm qua và dao động trong khoảng 53.000 - 59.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi tăng 2.000 đồng/kg, thương lái thu mua tại Tiền Giang đang thu mua lợn hơi với giá 56.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá lợn hơi tại Trà Vinh và Sóc Trăng giảm 3.000 đồng/kg, lần lượt về mức 54.000 đồng/kg và 56.000 đồng/kg. Tại Cà Mau, lợn hơi được bán cho các thương lái với giá giảm 2.000 đồng/kg về mức 57.000 đồng/kg. Sau khi điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Bến Tre là 56.000 đồng/kg. Các địa phương khác trong khu vực không ghi nhận sự biến động về giá.

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai - cho hay, giá lợn hơi đang xuống dưới mốc 60.000 đồng/kg. Với mốc này, người chăn nuôi khó có lãi cao, vì giờ giá thành chăn nuôi ở mức từ 60.000 – 65.000 đồng/kg do giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua tăng mạnh. Giá lợn hơi thấp chứng tỏ cung vượt cầu, nếu ở trên giá thành sản xuất thì lúc đó mới thiếu nguồn cung. Trước đó, khi giá lợn hơi tăng lên mốc 70.000 đồng/kg, cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, siết chặt việc xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, sau đó giá heo hơi giảm mạnh.

Sẽ hoàn toàn đảm bảo được nguồn cung thực phẩm cuối năm

Theo cáo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý III/2022, sản lượng thịt lợn của cả nước ước đạt 1.132 nghìn tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 8/2022, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt đạt 1,39 nghìn tấn, trị giá 8,32 triệu USD, tăng 34% về lượng và tăng 69,1% về trị giá so với tháng 8/2021. Lũy kế 8 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 11,53 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 50,18 triệu USD, giảm 4,1% về lượng, nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Tháng 8/2022, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường Hồng Công, Lào, Hoa Kỳ, Pháp, Bỉ, Hà Lan… Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chiếm 43,87% tổng lượng thịt xuất khẩu của cả nước với 612 tấn, trị giá 3,47 triệu USD, giảm 2,1% về lượng, nhưng tăng 4,3% về trị giá so với tháng 8/2021. Lũy kế 8 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hồng Công 4,75 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 24,47 triệu USD, giảm 31,7% về lượng và giảm 20,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Tháng 8/2022, thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các chủng loại: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt lợn tươi, thịt lợn sữa đông lạnh nguyên con; Thịt lợn nguyên con đông lạnh); Đùi ếch đông lạnh; Chân gà đông lạnh… Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất và chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông.

Giá lợn hơi vẫn giảm một số nơi nhưng thị trường đang dần khan lợn - Ảnh 3.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Về nhập khẩu: Theo Tổng cục Hải quan, tháng 8/2022, Việt Nam nhập khẩu 60,33 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, với trị giá 129,6 triệu USD, giảm 0,1% về lượng, nhưng tăng 15,4% về trị giá so với tháng 8/2021. Lũy kế 8 tháng năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 411,19 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 918,68 triệu USD, giảm 18,6% về lượng và giảm 6,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong tháng 8/2022, Việt Nam nhập khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt từ 36 thị trường trên thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam với 11,7 nghìn tấn, trị giá 19,76 triệu USD, tăng 40,4% về lượng và tăng 68,8% về trị giá so với tháng 8/2021, chiếm 19,41% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam trong tháng. 

Trong tháng 8/2022, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu vẫn là các chủng loại thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05 tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt lợn giảm so với cùng kỳ năm 2021; Trong khi nhập khẩu thịt trâu, thịt gia cầm, thịt bò tiếp tục tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. 

 Nhập khẩu thịt lợn liên tục giảm từ đầu năm 2022 đến nay, do nhu cầu phục hồi chậm. Trong khi, thịt lợn nhập khẩu vẫn không dễ cạnh tranh với thịt lợn trong nước. Nhất là trong bối cảnh giá thịt lợn trong nước đang ở mức hợp lý đối với cả người chăn nuôi và người tiêu dùng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2022, Việt Nam nhập khẩu 9,37 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 19,52 triệu USD, giảm 35,6% về lượng và giảm 41,8% về trị giá so với tháng 8/2021; giá nhập khẩu trung bình đạt 2.082 USD/tấn, giảm 9,5% so với tháng 8/2021. Lũy kế 8 tháng năm 2022, nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh đạt 64,59 nghìn tấn, trị giá 137,02 triệu USD, giảm 41,3% về lượng và giảm 46,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong 8 tháng năm 2022, Việt Nam nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh từ 24 thị trường, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Brazil chiếm 36,5%; Nga chiếm 26,3%; Đức chiếm 14,1%; Canada chiếm 9,6%; Hà Lan chiếm 4,2% trong tổng lượng thịt lợn nhập khẩu của cả nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, với các biện pháp thú y phòng chống dịch bệnh, quản lý biên giới, chăn nuôi an toàn sinh học… và duy trì được tốc độ tăng trưởng của các đàn vật nuôi như từ đầu năm đến nay sẽ hoàn toàn đảm bảo được nguồn cung thực phẩm cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán.

Giá lợn hơi vẫn giảm một số nơi nhưng thị trường đang dần khan lợn - Ảnh 4.

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc của cả nước trong 9 tháng năm 2022 đạt 852,4 triệu USD, tăng 8,5% so với 9 tháng đầu năm 2021. Trong đó riêng tháng 9/2022 đạt 71,32 triệu USD, giảm 29,5% so với tháng 8/2022 và giảm 13,2 % so với tháng 9/2021.

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường Trung Quốc – thị trường lớn nhất, tháng 9/2022 giảm 31 % so với tháng 8/2022 nhưng tăng 12,2% so với tháng 9/2021, đạt 23,92 triệu USD, tính chung kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 9 tháng năm 2022 đạt 335,41 triệu USD, tăng mạnh 23,8% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 39,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường Campuchia – thị trường lớn thứ 2 tăng 5,6% so với cùng kỳ, đạt 122,71 triệu USD, chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch; riêng tháng 9/2022 giảm 18,6% so với tháng 8/2022 và giảm 15,7% so với tháng 9/2021, đạt 11,64 triệu USD.

Thị trường Hoa Kỳ xếp thứ 3 về kim ngạch, đạt 114,52 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ; riêng trong tháng 9/2022 xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường này giảm mạnh 52,7% so với tháng 8/2022 nhưng tăng mạnh 268% so với tháng 9/2021, đạt 8,17 triệu USD.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục