Huyện Sóc Sơn lập kế hoạch xử lý công trình phủ Thành Chương và nhà ca sỹ Mỹ Linh

24/09/2019 07:33 GMT+7
Trong tổng số 80 trường hợp xem xét kỷ luật về mặt chính quyền, đã có quyết định kỷ luật 39 cán bộ, không kỷ luật 19 cán bộ vì chưa đến mức kỷ luật, còn lại 22 cán bộ không kỷ luật vì hết thời hiệu (ốm, chữa bệnh).

Ngày 23/9, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Phạm Văn Minh vừa ký ban hành Công văn số 464/BC-UBND báo cáo Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc kỷ luật lãnh đạo, cán bộ liên quan đến sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Kỷ luật 39 cán bộ trong vụ “xẻ thịt” đất rừng Sóc Sơn - Ảnh 1.

Kỷ luật 39 cán bộ trong vụ "xẻ thịt" đất rừng Sóc Sơn

Theo báo cáo, UBND huyện Sóc Sơn đã xem xét kỷ luật 80 trường hợp.  Trong đó 19 trường hợp chưa đến mức kỷ luật (1 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; 18 công chức, lao động hợp đồng).

Có 22 trường hợp không kỷ luật vì lý do hết thời hiệu (ốm, chữa bệnh). Trong đó, 7 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý; 15 công chức, lao động hợp đồng.

Có 29 trường hợp bị khiển trách. Trong đó, 11 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, 18 trường hợp là công chức, lao động hợp đồng.

6 trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo. Trong đó, 1 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, 2 công chức, lao động hợp đồng.

Có 2 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý bị kỷ luật cách chức, 2 trường hợp công chức, lao động hợp đồng bị buộc thôi việc.

Đồng thời, Ban Thường vụ Huyện Sóc Sơn cũng đã tổ chứ kiểm điểm trách nhiệm của tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy 3 nhiệm kỳ (2005-2010, 2010-2015, 2015-2020) và các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trách nhiệm liên quan.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cũng đã có các quyết định xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ thuộc diện Thành ủy quản lý: Phó chủ tịch UBND huyện Đỗ Minh Tuấn bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách; Nguyên Chủ tịch UBND huyện Vương Văn Bút và nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tạ Văn Đạo cùng bị kỷ luật theo hình thức cảnh cáo.

Bên cạnh đó, cách chức Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Đội Thanh tra trật tự xây dựng đô thị huyện Sóc Sơn nhiệm kỳ 2015 - 2020 đối với ông Đào Văn Sửu; điều chuyển về làm Phó Giám đốc Trung tâm quản lý Khu Du lịch - di tích đền Sóc Sơn.

Theo báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn, hiện mới chỉ xử lý dứt điểm được 36/68 công trình vi phạm đất rừng phòng hộ, đặc dụng phát sinh trong năm 2017 – 2018.

Huyện đã xử lý 100% các trường hợp vi phạm tại Xã Bắc Sơn, Quang Tiến, Tiên Dược và Phù Linh. Ngoài ra, 1 trường hợp tại xã Hồng Kỳ và 6 trường hợp khác thuộc xã Minh Phú đang được huyện tiếp tục chỉ đạo xử lý.

Tuy nhiên, vẫn còn 25 trường hợp khác tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí đang khó khăn trong quá trình xử lý. Các trường hợp này có đơn thư khiếu nại gửi TP, huyện Sóc Sơn đề nghị xem xét quá trình sử dụng đất và xây dựng công trình. UBND huyện đã phối hợp với Thanh tra TP tổ chức đối thoại với người dân. Đến nay, Thanh tra TP Hà Nội đã ban hành 7 quyết định thụ lý đơn khiếu nại lần 2 của các hộ dân.

Đồng thời, hanh tra TP, UBND huyện Sóc Sơn cũng đã lập kế hoạch để tiến tới tiếp tục xử lý 283 công trình vi phạm đất rừng từ năm 2016 trở về trước. Trong số 283 công trình vi phạm này có 2 công trình lớn được dư luận đặc biệt quan tâm là phủ Thành Chương và nhà gia đình ca sĩ Mỹ Linh.

Phương Thảo
Cùng chuyên mục