Lâm Đồng: Hơn 600 doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh, vốn FDI giảm tốc trong quý IV

29/12/2023 10:17 GMT+7
Trong quý IV/2023, tổng vốn đầu tư của Lâm Đồng đạt 11.049,6 tỷ đồng, tăng 9,47% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài đạt 62,1 tỷ đồng, giảm mạnh tới 42,5%, chỉ chiếm 0,57% trong tổng vốn.

Cục Thống kê tinh Lâm Đồng mới đây đã công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng ước quý IV và năm 2023.

Lâm Đồng: Hơn 600 doanh nghiệp tạm ngưng kinh doanh năm 2023

UBND tỉnh Lâm đồng ước tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2023 tho giá so sánh 2010 đạt 59.349,5 tỷ đồng, tăng 5,6% so với cùng kỳ.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 21.324,2 tỷ đồng, tăng 5,47% đóng góp 1,97 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP. Khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 10.493 tỷ đồng, tăng 6,15%, đóng góp 1,08 điểm phần trăm trong mức tăng chung của GRDP. Khu vực dịch vụ đạt 24.542,3 tỷ đồng, tăng 5,79% so với cùng kỳ, góp 2,39 điểm phần trăm. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2.990.1 tỷ đồng, tăng 3,76% so với cùng kỳ.

Quý IV, FDI vào Lâm Đồng đạt hơn 62 tỷ đồng, giảm 42,5% so với cùng kỳ - Ảnh 1.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 12/2023 giảm 0,07% so với tháng trước; so với cùng kỳ năm ngoái tăng 4,43%; chỉ số giá quý IV năm 2023 tăng 4,67% với với cùng kỳ và chỉ số giá năm 2023 tăng 2,95% so với năm trước.

Trong tháng 12/2023, Lâm Đồng có 40 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng lý 324 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 32.2% về số doanh nghiệp và tăng 35,2% về vốn đăng ký. Lũy kế từ đầu năm đến 18/12/2-23 có 1.301 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký đạt 9.458,4 tỷ đồng, giảm 11,9% về số doanh nghiệp và giảm 46,6% về vốn đăng ký.

Trong tháng 12/2023 có 23 doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng kinh doanh, tăng 76,9%; số doanh nghiệp giải thể là 16, tăng 60%; có 9 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 55% so với cùng kỳ.

Lũy kế từ đầu năm đến 18/12/2023 có 634 doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động, tăng 20,8%; 236 doanh nghiệp giải thể, tăng 4,9%; 291 doanh nghiệp hoạt động trở lại, giảm 15,2% so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 42,5% trong quý IV/2023

Trong quý IV/2023, tổng vốn đầu tư của Lâm Đồng đạt 11.049,6 tỷ đồng, tăng 9,47% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn Nhà nước  đạt 3.717,5 tỷ đồng, tăng 38,23%; vốn đầu tư ngoài nhà nước giảm 0,36%, xuống 7.270 tỷ đồng;

Về vốn đầu tư nước ngoài đạt 62,1 tỷ đồng, giảm mạnh tới 42,5%, chỉ chiếm 0,57% trong tổng vốn. Giảm chủ yếu do các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nên hạn chế trong đầu tư xây dựng và mở rộng sản xuất. Đầu tư chủ yếu thực hiện các khoản mục đầu tư mua sắm máy móc thiết bị không qua xây dựng cơ bản, bổ sung vốn lưu động và sửa chữa nâng cấp tài sản cố định... của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ước vốn đầu tư thực hiện cả năm 2023 của Lâm Đồng đạt 36.046,1 tỷ đồng, tăng 8,47% so với năm trước. Trong đó, nguồn vốn Nhà nước ước đạt 9.204,6 tỷ đồng, tăng 9,42% so với cùng kỳ năm 2022. Nguồn vốn đầu tư ngoài Nhà nước đạt 26.521,6 tỷ đồng, tăng 7,47% so với cùng kỳ; nguồn vốn đầu tư nước ngoài đạt 319,8 tỷ đồng, tăng 127,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến cuối tháng 12/2023, Lâm Đồng có 454 công trình xây dựng cơ bản tiếp tục triển khai, trong đó một số công trình lớn trên địa bàn như: Rộng đèo Prenn, nâng cấp trường THCS Nguyễn Du (giai đoạn 1), cải tạo nâng cấp Trung tâm hành chính TP Đà Lạt; xây dựng nhà làm việc đa chức năng và hội trường Thành ủy, làm đường giao thông ngoại vùng khu quy hoạch dân di cư do khu vực TL 181 tại huyện Đam Rông...

Năm 2024: Thúc đẩy du lịch trở thành kinh kế mũi nhọn 

Tại Báo cáo của Lâm Đồng, lãnh đạo địa phương này cũng đưa ra một số giải pháp cho năm 2024.

Thứ nhất, phát triển nông nghiệp sinh thái, kinh tế tuần hoàn, cơ cấu lại sản xuât nông nghiệp theo lợi thế của địa phương tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao.

Thứ 2, sản xuất công nghiệp ưu tiên các ngành có lợi thế của tỉnh, phát triển các ngành công nghệ công nghệ cao, thân thiện với môi trường; công nghoepẹ chế biến dược liệu, dược phẩm và thực phẩm chức năng từ sản xuất nông nghiệp. Tổ chức triển khai các dự án sản xuất công nghiệp mới, thu hút đầu tư các khu công nghiệp...Quan tâm hỗ trợ các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành đầu tư sớm đi vào hoạt động hòa lên hệ thống điện lưới quốc gia để tăng sản lượng điện, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành sản xuất và phân phối điện.

Thứ ba, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu...

Thứ tư, phát triển các sản phẩm du lịch mới và chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh dựa trên lợi thế nổi trội và tài nguyên tự nhiên và văn hóa của từng đại phương. Triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành kinh kế mũi nhọn của tỉnh.

Thứ 5, quản lý chặt chẽ chi ngân sách, quản lý chặt các nguồn thu, chi ngân sách. Nhất là thu trên lĩnh vực kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ xăng dầu, vận tải, khoáng sản, bất động sản, kinh doanh nhà hàng, lưu trú, chuyển nhượng dự án...

Thứ sáu, tiếp tục phát triển thương mại điện tử, kích cầu tiêu dùng, khai thác hiệu quả thị trường nội địa, tăng cường công tác quản lý thị trường...


O.L
Cùng chuyên mục