Người Việt làm khẩu trang diệt vi rút corona đầu tiên trên thế giới
Toàn bộ phát minh này 100% do người Việt Nam phát minh ra và làm chủ công nghệ từ sản xuất nguyên liệu đến ra thành phẩm và sản xuất ngay tại Việt Nam.
Đây là phát minh của ông Lại Nam Hải, nhà sáng lập và CEO Wakamono - một công ty chuyên về nghiên cứu công nghệ và sản xuất các nguyên liệu Nano Biotech.
90 ngày thần tốc
Từ đầu năm 2020, Wakamono bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu một chất có thể phòng tránh được virus Corona từ hợp chất tự nhiên. Sau 3 tháng kể từ ngày 31/3/2020, một loại hợp chất Bionano - được đặt tên là Gecide, chính thức ra đời.
Dù là hợp chất từ tự nhiên, bằng công nghệ Nano Biotech, Gecide hoàn toàn có khả năng diệt trên 99% các loại vi khuẩn gam âm và gam dương, và các loại vi rút có màng và vi rút không có màng.
Dịch Covid-19 đã thúc đẩy các thành viên của Wakamono thực hiện ý tưởng phủ lớp diệt virus Gecide lên khẩu trang. Tháng 4/2020, những chiếc khẩu trang đầu tiên phủ lớp Nanobio diệt virus Gecide ra đời, hiện thực hóa ý tưởng chỉ sau một thời gian ngắn.
Để minh chứng cho sự "ưu việt", mẫu kiểm nghiệm khẩu trang Wakamono đã được gửi đến các phòng thí nghiệm có dịch vụ có thể kiểm nghiệm trên virus Corona hoặc trực tiếp trên SARS-CoV-2 ở Đức, Mỹ, Ấn Độ, Singapore…
Quá trình này vấp phải rất nhiều khó khăn, thử thách, phải mất 6 tháng việc gửi mẫu kiểm nghiệm và kết quả mới hoàn tất. Cuối cùng, mọi kiểm nghiệm của khẩu trang đều được vượt qua. Đặc biệt, tất cả kiểm nghiệm trên virus Corona đều đạt kết quả tiêu diệt trên 99% và diệt ngay khi vừa tiếp xúc trong 30 giây.
Những sản phẩm khẩu trang Wakamono bắt đầu bán ra thị trường từ giữa tháng 10/2020. Vượt qua những khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, chiếc khẩu trang y tế Anti Coronavirus 99% đầu tiên trên thế giới do người Việt Nam phát minh đã có mặt tại Ý, Bồ Đào Nha, Úc, NewZealand, UAE thông qua các nhà phân phối chính thức.
Tại Việt Nam, sản phẩm đang được bán với giá bằng nửa giá thị trường thế giới với chất lượng tương đương. Ngoài ra, Wakamono đang đang xúc tiến và trong thời gian ngắn sẽ chính thức có mặt tại Đức, Pháp, Tây Ban Nha qua nhà phân phối chính thức sau khi xin xong giấy phép kiểm nghiệm riêng biệt tại các quốc gia này.
Hướng mở cho cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế
Ông Lại Nam Hải cho biết, điều khó nhất của phát minh này là trong thời gian hạn chế phải hoàn thành mà không thể mua được thêm bất kỳ nguyên liệu hay trang thiết bị nào khác vì không có nơi nào trên thế giới vận chuyển và bán hàng, cũng không thể gửi mẫu đi kiểm nghiệm đối chứng được bởi các nước khác cũng đều phong tỏa.
Hầu hết là bằng nỗ lực không ngừng và sự chuẩn bị và kinh nghiệm trong gần 10 năm nghiên cứu, chỉ trong 90 ngày, công ty đã hoàn thành, với các kết quả được kiểm nghiệm đối chứng sau đó từ hầu hết các phong Lab uy tín trên thế giới.
Cũng theo ông Lại Nam Hải, hợp chất Bionano từ thiên nhiên - Gecide không chỉ ứng dụng vào việc phủ lên khẩu trang mà còn mở ra rất nhiều ứng dụng khác không chỉ trong các sản phẩm kháng khuẩn và diệt khuẩn trong y tế bao gồm áo choàng phẫu thuật, khăn lau.. mà còn trong nông nghiệp, xử lý môi trường, trong ngành hóa mỹ phẩm, thực phẩm và thuốc trong tương lai.
Covid-19 đã gây ra khó khăn nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra nhiều cơ hội trên thị trường, tầm quan trọng của việc bảo vệ an toàn đã đưa thị trường này phát triển.
Các loại quần áo bảo hộ y tế được sử dụng trong bệnh viện và các cơ sở y tế bao gồm áo choàng phẫu thuật, khăn lau, màn, khẩu trang bảo vệ, tạp dề, ủng, áo khoác và các dụng cụ đeo mắt và mũ.
Các yếu tố như số lượng ca phẫu thuật ngày càng tăng và tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện ngày càng tăng cũng là yếu tố thúc đẩy thị trường này phát triển.
"Vấn đề mở ra cho các công nghệ mới có khả năng đáp ứng được các yêu cầu quy định kỹthuật của các quốc gia trên thế giới. Đây là mặt hàng đặc thù nên không chỉ đầutư về vốn hoặc marketing thật nhiều thì có thể bán được hàng. Nên yếu tố quyếtđịnh vẫn là công nghệ nào đáp ứng được các quy chuẩn về hàng rào kỹ thuật củaquy định các quốc gia khác nhau", ông Lại Nam Hải chia sẻ.