Quảng Nam: Sau sinh, cô gái xứ Tiên làm nên thương hiệu nghệ trắng nức tiếng thị trường

15/06/2021 06:55 GMT+7
Từ loại dược liệu chỉ được người dân địa phương sử dụng để chữa bệnh với những bài thuốc thông thường, nhưng hiện củ nghệ trắng xứ Tiên đã khoác lên mình màu áo mới với những dòng sản phẩm chất lượng từ công dụng tuyệt vời mang lại; thương hiệu nghệ trắng Tiên Ngọc hiện đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường và vang xa...

"Áo mới" cho nghệ trắng

Trước đây, củ nghệ trắng được người dân xã Tiên Ngọc trồng theo phương thức truyền thống tùy theo điều kiện thổ nhưỡng từng vùng đất, hằng năm, cho thu hoạch hàng tấn củ nghệ. Tuy nhiên, nguồn sản phẩm thô, đầu ra bấp bênh nên diện tích trồng nghệ ngày càng giảm, đa số người dân trồng nghệ chỉ để dùng trong gia đình làm thức uống dinh dưỡng hoặc trị một số bệnh về dạ dày, giải độc gan…

Quảng Nam: Sau khi sinh, cô gái xứ Tiên làm nên thương hiệu nghệ trắng nứt tiếng trên thị trường - Ảnh 1.

Cô gái Tiên Phạm Thị Mỵ Nương “bén duyên” với nghệ trắng Tiên Ngọc (Ảnh An Nhiên).

Một lần tình cờ được uống nước tinh bột nghệ trắng pha với sữa đặc để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau khi sinh, chị Phạm Thị Mỵ Nương bắt đầu bén duyên với củ nghệ trắng. Qua quá trình tìm hiểu, chị Nương được "mở mang" với nhiều công dụng tuyệt với mà củ nghệ trắng mang lại; từ đây chị dần nghiên cứu, tìm tòi và tìm hướng đi mới để phát huy giá trị của củ nghệ trắng.

Quảng Nam: Sau khi sinh, cô gái xứ Tiên làm nên thương hiệu nghệ trắng nứt tiếng trên thị trường - Ảnh 2.

Máy móc hiện đại được Tổ hợp tác đầu tư nhằm giữ nguyên tinh chất thiên nhiên của nghệ trắng (Ảnh An Nhiên).

Chị Nương bắt đầu xây dựng chuỗi sản xuất sản phẩm củ nghệ trắng theo phương thức hữu cơ nhằm giữ nguyên tinh chất từ củ nghệ. Chị đầu tư máy rửa củ, máy xay vắt liên hoàn, máy sấy lạnh, máy xay bột khô siêu mịn và máy hút chân không, đóng gói. Khi sản xuất ra lô hàng đầu tiên, chị lấy tên sản phẩm là tinh bột ngải, vì đây là tên bản địa mà người dân Tiên Phước thường gọi. Tuy nhiên, sau một thời gian, sản phẩm bị "đứng hàng". Chị Nương bắt đầu nghiên cứu, thay đổi nhãn mác, và lấy tên theo đúng tinh chất sản phẩm - tinh bột nghệ trắng.

Quảng Nam: Sau khi sinh, cô gái xứ Tiên làm nên thương hiệu nghệ trắng nứt tiếng trên thị trường - Ảnh 3.

Sản phẩm tinh bột nghệ trắng đạt chuẩn OCOP 3 sao tỉnh Quảng Nam - Ảnh An Nhiên

Nguồn đầu ra ổn định, chị Phạm Thị Mỵ Nương đầu tư thêm vốn, tập hợp các hộ dân thường xuyên sản xuất nghệ để thành lập Tổ hợp tác Nông nghiệp TM & DV Tiên Ngọc (Tổ hợp tác) nhằm tạo chuỗi liên kết, tạo nguồn đầu ra ổn định cho nông dân; đặc biệt là mục tiêu đưa tinh bột nghệ trắng Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước ngày càng vươn xa. 

Theo đó, cây nghệ được trồng theo phương pháp canh tác hữu cơ, sản xuất theo quy trình một chiều, từ khâu lựa chọn nguyên liệu như chọn củ nghệ trắng già, có độ tuổi trên 2 năm, rửa, xay, vắt ly tâm, tách bỏ tạp chất và đặc biệt sử dụng phương pháp sấy lạnh tiên tiến nhằm giữ nguyên màu trắng đục, mùi thơm đặc trưng và thành phần dinh dưỡng có trong củ nghệ trắng.

Cô gái xứ Tiên khẳng định thương hiệu nghệ trắng trên thị trường

Hiện nay, Tổ hợp tác Nông nghiệp TM&DV Tiên Ngọc có 10 thành viên, triển khai trồng nghệ trắng trên diện tích 7 ha. Bình quân 1ha sẽ thu hoạch khoảng 20 tấn nghệ tươi; 1 tấn nghệ tươi sẽ sản xuất được 40kg tinh bột nghệ. Với giá bán hiện tại là 700 nghìn đồng/kg tinh bột nghệ trắng, sản phẩm thương hiệu Tiên Ngọc NOSA đã có mặt hầu khắp các đại lý tại TP.Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, TP.Hải Phòng…

Quảng Nam: Sau khi sinh, cô gái xứ Tiên làm nên thương hiệu nghệ trắng nứt tiếng trên thị trường - Ảnh 4.

Quảng Nam: Sau khi sinh, cô gái xứ Tiên làm nên thương hiệu nghệ trắng nứt tiếng trên thị trường - Ảnh 5.

Sản phẩm tinh bột nghệ trắng đã được công nhận OCOP 3 sao (Ảnh An Nhiên).

Ngoài sản phẩm tinh bột nghệ trắng nguyên chất, Tổ hợp tác đã tạo ra các dòng sản phẩm đặc trưng khác như: Bánh nghệ trắng cao cấp, bột đông sương từ tinh bột nghệ trắng, rượu nghệ trắng hạ thổ, nghệ trắng tươi ngâm mật ong rừng. 

Đặc biệt là mỹ phẩm làm đẹp và chăm sóc da thu hút đông đảo khách hàng là nữ giới. Trong đó, lần đầu tiên tham gia sân chơi OCOP, sản phẩm tinh bột nghệ trắng nguyên chất đã đạt chuẩn OCOP 3 sao tỉnh Quảng Nam năm 2020. Đây là thành quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của Tổ hợp tác, tạo điều kiện để thương hiệu Tiên Ngọc Nosa phủ sóng thị trường trong nước.

Quảng Nam: Sau khi sinh, cô gái xứ Tiên làm nên thương hiệu nghệ trắng nứt tiếng trên thị trường - Ảnh 6.

Hiện sản phẩm tinh bột nghệ trắng Tiên Ngọc đã có mặt trên khắp cả nước (Ảnh An Nhiên).

Bà Nguyễn Thị May (tỉnh Phú Thọ) chia sẻ, tôi biết đến sản phẩm tinh bột nghệ trắng thông qua trang Facebook Tiên Ngọc Nosa."Tôi ưa chuộng sản phẩm này bởi công dụng mà tinh chất tự nhiên của củ nghệ mang lại. Sau khi dùng sản phẩm, hệ tiêu hóa của tôi được ổn định, nhất là các cơn đau dạ dày giảm hẳn.  Ngoài ra, tinh bột nghệ này còn hỗ trợ giải nhiệt cơ thể rất tốt" - bà May chia sẻ.

Còn bà Nguyễn Thị Thu (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) cho hay, trước đây, củ nghệ trắng chỉ được dùng để làm nước uống dinh dưỡng. Qua các dòng sản phẩm khác từ củ nghệ mà Tiên Ngọc NOSA chế biến, người dân địa phương có thêm sự lựa chọn khác để sử dụng sản phẩm, vừa tốt cho sức khỏe, giá cả lại hợp lý.

Quảng Nam: Sau khi sinh, cô gái xứ Tiên làm nên thương hiệu nghệ trắng nứt tiếng trên thị trường - Ảnh 7.

Quảng Nam: Sau khi sinh, cô gái xứ Tiên làm nên thương hiệu nghệ trắng nứt tiếng trên thị trường - Ảnh 8.

Sản phẩm tinh bột nghệ trắng là một trong hàng chục sản phẩm của nhà nông Quảng Nam được gắn sao OCOP (Ảnh An Niên).

"Nhu cầu khách hàng hiện nay càng lớn, do đó, Tổ hợp tác đang đẩy mạnh liên kết với các hộ dân trên địa bàn để mở rộng sản xuất, tăng từ 20 - 50% diện tích mỗi năm. Trong đó chú trọng việc tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và cung ứng vật tư phân bón để bón phân, chăm sóc cây nghệ trắng đạt năng suất và chất lượng củ. Trong quy trình sản xuất này, mục tiêu cốt lõi mà Tổ hợp tác hướng đến là tất cả các khâu đều phải được sản xuất hữu cơ, đảm bảo 100% sản phẩm nghệ sau thu hoạch hoàn toàn tự nhiên" - chị Phạm Thị Mỵ Nương nói thêm.


An Nhiên - Trương Hồng
Cùng chuyên mục