Singapore: Tăng thuế đối với giới giàu để hỗ trợ người dân 70 tỷ đô phục hồi sau COVID-19
Động thái tăng thuế của Singapore được cho là đề giúp nền kinh tế vực dậy từ cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra.
Đồng thời, chính sách này cũng nhằm giảm bớt sự gia tăng bất bình đẳng giàu nghèo và chi phí sinh hoạt tăng ở Sing. Từ đó, vị trí trung tâm tài chính toàn cầu hàng đầu của Singapore được duy trì và củng cố.
Ông Lawrence Wong, Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore (MOF Singapore), cho biết lộ trình tăng thuế hàng hoá và dịch vụ (GST) của nước này sẽ khá gấp gáp trong vài năm tới. Theo đó, GST sẽ tăng 1%, từ 7% lên 8% từ tháng 1 năm sau và đạt 9% vào năm 2024.
Chính phủ cũng có kế hoạch tăng thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao, tăng thuế đối với bất động sản nhà ở và đánh thuế cao hơn đối với ô tô hạng sang.
Bộ Tài chính Singapore cho rằng những điều chỉnh thuế này sẽ giúp tăng thêm nguồn thu và cũng góp phần tạo ra một cơ cấu doanh thu công bằng hơn.
Singapore đã và đang tìm cách tăng thu để tài trợ cho chi tiêu trong tương lai. Ước tính chi tiêu công của đất nước sư tử biển có thể đạt hơn 20% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Singapre tăng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe vì tốc độ già hóa dân số khá nhanh. Giới chức Singapore dự báo đến năm 2030, 20% dân số Singapore có độ tuổi từ 65 trở lên.
Trong hai năm qua, chính phủ đã cam kết gần 100 tỷ đô Sing (tương đương 70 tỷ USD) để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế khỏi tác động của đại dịch COVID-19.
MOF Singapore đã công bố thêm gói hỗ trợ 500 triệu đô Sing (372 triệu USD) để hỗ trợ việc làm và kinh doanh ngân sách của. Đồng thời, chính phủ cũng dành 560 triệu đô la Singapore để giúp người dân Singapore đối phó với chi phí sinh hoạt ngày càng tăng.
Chính phủ dự kiến thâm hụt tổng thể là 5 tỷ đô Sing cho năm 2021 và dự báo thâm hụt 3 tỷ đô Sing trong năm 2022. Tổng chi tiêu cho năm 2022 được dự báo là 102,4 tỷ đô Sing so với 98,4 tỷ đô Sing năm trước.
Singapore kỳ vọng thặng dư trở lại
Nhà phân tích Jeff Ng, thuộc tập đoàn tài chính toàn cầu MUFG, cho biết ngân sách Singapore đã mở rộng hơn dự kiến nhờ chính phủ cân bằng tốc độ phục hồi chưa đồng đều của các ngành kinh tế.
Nền kinh tế Singapore, vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại toàn cầu, dự kiến sẽ tăng 3-5% trong năm nay khi tiếp tục mở lại biên giới và nới lỏng các hạn chế COVID-19.
Nền kinh tế đã tăng trưởng 7,6% vào năm 2021 sau khi giảm kỷ lục vào năm 2020.
Tuy nhiên, sự phục hồi trong một số lĩnh vực như hàng không và du lịch dự kiến sẽ mất nhiều thời gian hơn do lo ngại về Covid-19 vẫn còn.
Chính phủ tuyên bố chi tổng cộng khoảng 9 tỷ đô la Singapore (6,70 tỷ USD) trong 5 năm tới cho để giúp đỡ những người lao động lương thấp. Đồng thời, các kế hoạch xây dựng năng lực kỹ thuật số của khối doanh nghiệp cũng sẽ được hỗ trợ.
Singapore cam kết sẽ thắt chặt hơn nữa chính sách lao động nước ngoài và tăng ngưỡng lương cho việc cấp thị thực lao động.
MOF Singapore cho biết hệ thống thuế doanh nghiệp sẽ cần được cập nhật, tuân theo thỏa thuận toàn cầu về mức thuế doanh nghiệp tối thiểu. Hiện, cơ quan tài chính đang xem xét tăng thuế suất hiệu quả của các công ty đa quốc gia lên 15%.
Từ năm 2024, thuế carbon tại quốc gia này cũng sẽ bị đánh nặng hơn để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 theo mục tiêu của chính phủ.
Cơ quan tài chính quốc gia đang theo dõi chặt chẽ nguy cơ lạm phát gia tăng. Nguyên nhân là do nhu cầu toàn cầu phục hồi, sự gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp tục và đặc biệt là do giá năng lượng tăng.
Chính phủ đã dành ra một gói 6,6 tỷ đô la Singapore để giúp giảm bớt tác động của việc tăng thuế GST.
Vào tháng trước, lần đầu tiên, Cơ quan Tiền tệ Singapore đã thắt chặt các chính sách ngoài chu kỳ do lạm phát chạm đỉnh 7 năm.
Dự kiến chính sách tiền tệ sẽ thắt chặt một lần nữa tại cuộc họp chính sách vào tháng Tư.
Lạm phát cơ bản năm 2022 của Singapore được dự báo ở mức 2-3% và lạm phát toàn phần ở mức 2,5–3,5%.