Thanh khoản thị trường chứng khoán đạt kỷ lục hơn 2 tỷ USD - Cơ hội bắt đáy hay thoát hàng?

03/11/2021 22:45 GMT+7
Hiện có 2 luồng ý kiến giải thích cho phiên giao dịch có thanh khoản kỷ lục 3/11/2021.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/11/2021, chỉ số VNINDEX giảm 0,56 % đóng cửa ở mức 1.444,3 điểm.

Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 42,988 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường tính cả 3 sàn đạt 51.928 tỷ đồng, tăng 42,9% so với phiên liền trước. Đây là mức thanh khoản kỷ lục của HOSE và của toàn thị trường từ trước đến nay.

Dòng tiền chuyển hướng sang Ngân hàng, giữ cho VN30 tăng điểm đến phút cuối cùng. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu Bất động sản tăng nóng gần đây đã đảo chiều giảm sàn do lực chốt lãi mạnh.

Hiện có 2 luồng ý kiến giải thích cho phiên giao dịch có thanh khoản kỷ lục 3/11/2021 rằng: (i) số liệu ca nhiễm Covid trên cả nước được Bộ Y tế công bố tăng, một số địa phương chưa thể khống chế được dịch khiến nhà đầu tư quan ngại các doanh nghiệp hoạt động tại các địa phương vùng dịch bị ảnh hưởng; (ii) thông tin nguyên lãnh đạo cấp cao của Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) bị khởi tố, bắt giam có thể sẽ ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp bất động sản lớn trên thị trường.

Bản báo cáo của FiinGroup cho thấy, trong phiên giao dịch ngày 3/11, tranh thủ thị trường điều chỉnh, tổ chức trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tập trung mua ròng. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cá nhân và tự doanh là bên bán ròng.

Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua  ròng 255,3 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 205,1 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, GEX, VHM, NVL, KBC, SAB, PHR, GAS, DCM, STB.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HSG, VNM, TPB, MSN, OCB, NKG, NLG, VIC, DIG.

Về phía nhà đầu tư cá nhân trong nước, bán ròng nhẹ với 35,4 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 238,1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm: TVB, VNM, VPB, HSG, PAN, TSC, TCB, OCB, VIC, MSN.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng có: HPG, VHM, GEX, KBC, NVL, SSI, HDG, STB, SAB.

Thanh khoản đạt kỷ lục, Dòng tiền chuyển hướng vào Ngân hàng, Bất động sản giảm sàn hàng loạt - Ảnh 2.

Trong khi đó, nhóm tự doanh tiếp tục bán ròng mạnh 926,9 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 587,4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 4/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Hàng cá nhân & Gia dụng, Ô tô và phụ tùng.

Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm PNJ, SSI, DXG, DCM, EIB, HHS, REE, MWG, E1VFVN30, NLG.

Top bán ròng là nhóm Bất động sản. Top cổ phiếu được bán ròng gồm VPB, HPG, TCB, VIC, VNM, ACB, VRE, VHM, NVL, BCG.

Cuối cùng, tổ chức trong nước tiếp tục mua ròng  681,8 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 144,2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 7/18 ngành , giá trị  lớn nhất là nhóm Hóa chất.

Top bán ròng có TVB, PAN, TSC, DCM, VNM, MSB, OCB, TCB, TIP, LPB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có VHM, NVL, HDG, VCB, VHC, KBC, PVT, ACB, HPG, TDH.

Thanh khoản đạt kỷ lục, Dòng tiền chuyển hướng vào Ngân hàng, Bất động sản giảm sàn hàng loạt - Ảnh 3.

Nguồn FiinTrade.

Dòng tiền chuyển hướng vào Ngân hàng, Bất động sản giảm sàn hàng loạt

Về xu hướng dòng tiền, dòng tiền tập trung vào nhóm Ngân hàng và Bất động sản, nhưng giá diễn biến trái chiều. 

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng (chiếm 24,13% vốn hóa toàn thị trường) và Bất động sản (chiếm 20,09% vốn hóa toàn thị trường), là 2 nhóm ngành chiếm tỉ trọng vốn hóa cao nhất sàn và chiếm tổng cộng 44,82% đã chứng kiến tỉ trọng dòng tiền tăng trong ngày hôm nay so với phiên trước đó, tăng lần lượt 7,3%, 4,7% nhưng Chỉ số giá ngành phân hóa, Ngân hàng tăng 2,64% trong khi nhóm Bất động sản giảm 2,26%.

Theo đó, nhóm cổ phiếu Bất động sản có 83/122 cổ phiếu giảm điểm ngày hôm nay, nhiều cổ phiếu giảm sàn sau khi tăng nóng như DIG, NLG, IDJ, IDC, KBC, KDC, TDH, HDC.

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng chịu ảnh hưởng, VIC, VHM, NVL, THD, BCM cũng giảm điểm. Chỉ có VRE trong nhóm vốn hóa lớn đi ngược thị trường.

Việc hạ nhiệt các cổ phiếu bất động sản tăng nóng được cho là lành mạnh vì có rất nhiều cổ phiếu đã tăng bằng lần trong thời gian ngắn.

Thanh khoản đạt kỷ lục, Dòng tiền chuyển hướng vào Ngân hàng, Bất động sản giảm sàn hàng loạt - Ảnh 4.

Nhóm cổ phiếu Ngân hàng có phiên giao dịch tích cực và là lực đỡ toàn thị trường trong phiên điều chỉnh ngày hôm nay.

Toàn bộ 27 cổ phiếu ngân hàng niêm yết/đăng ký giao dịch cùng tăng điểm dưới sự dẫn dắt của cổ phiếu TCB.

Top các cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất thị trường là TCB, STB, MBB, VPB, CTG, MSB, SHB, OCB. LPB, ACB. Trong đó, OCB và LPB tăng trần, TCB, STB tăng mạnh trên 4%.

Ngân hàng là nhóm đã có thời gian điều chỉnh và tích lũy lại kể từ đỉnh tháng 5.

Kết thúc phiên giao dịch, Các cổ phiếu giảm mạnh nhất trong nhóm chỉ số này là ITC, NTL, LCG, TCD, HDC, SGR, QCG tất cả giảm sàn. Các cổ phiếu tăng mạnh nhất trong nhóm chỉ số này LSS, IDI, FTS, TDP, THG, PAC.


Q.D
Cùng chuyên mục