Thống nhất giá bán điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu dôi dư nối lưới cho EVN

15/10/2024 15:17 GMT+7
Bộ Công Thương vừa có báo cáo về kết quả lấy ý kiến về dự thao Nghị định quy định chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản, tự tiêu, trong đó có phương án thống nhất về mức giá bán điện dôi dư cho EVN.

Cụ thể, Bộ Công Thương đưa ra hai phương án xây dựng giá bán điện tái tạo dôi dư phát nối lưới cho EVN. Theo đó, phương án 1, Giá bán sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia bằng giá điện năng thị trường bình quân trong năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố nhằm đảm bảo khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.

Thống nhất giá bán điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu dôi dư nối lưới cho EVN- Ảnh 1.

Thống nhất mức giá đối với điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu dôi dư bán nối lưới cho EVN

Phương án 2 giá bán sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia của năm hiện tại do bên mua điện và bên bán điện thoả thuận áp dụng nhỏ hơn hoặc bằng điện năng thị trường bình quân trong năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống diện và thị trường điện công bố nhằm đảm bảo khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện.

Đáng chú ý, tại dự thảo lấy ý kiến các thành viên Chính phủ, đa phần thành viên Chính phủ, các bộ trưởng đều chọn phương án 1.

Bộ Công Thương cho biết 21/21 thành viên Chính phủ thống nhất Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng gồm nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định pháp luật.

19/21 thành viên Chính phủ chọn phương án 1: Giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia bằng giá điện năng thị trường bình quân trong năm liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố nhằm bảo đảm khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.

Tuy nhiên cho ý kiến thêm và một ý kiến khác tại dự thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng phương án 2 phù hợp với quy định luật Điện lực hiện hành.

Cụ thể, theo Phó Thủ tướng, Bộ trường Bộ Tài chính iá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia của năm hiện tại do bên mua điện và bên bán điện thỏa thuận áp dụng nhỏ hơn hoặc bằng giá điện năng thị trường bình quân trong năm trước liền kề do đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố nhằm bảo đảm khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.

Về chính sách khuyến khích, tổ chức, cá nhân là hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ công suất dưới 1.000 kW lựa chọn bán sản lượng điện dư lên hệ thống điện quốc gia được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất theo quy định tại Nghị định này.

Trong khi đó 18/21 thành viên Chính phủ đồng ý đối với trường hợp lắp đặt với công suất tiêu thụ từ 1.000 kW trở lên thì mới phải đăng ký phát triển.

Theo dự thảo Nghị định trên, với hệ thống có công suất dưới 100kW và đấu nối hệ thống điện, nếu không dùng hết thì được bán điện lên hệ thống điện quốc gia, nhưng không quá 20% công suất lắp đặt thực tế.

Thống kê cả nước có khoảng 103 ngàn dự án điện mặt trời mái nhà, tổng công suất đặt hơn 9.500 MW. Theo Quy hoạch điện VIII, quy mô loại nguồn này đến 2030 thêm 2.600 MW hoặc đạt 50% các tòa nhà công sở, nhà dân.

An Linh
Cùng chuyên mục