Thuế quan của Trump sẽ giúp ích cho chính sách thương mại tương lai của Biden?

25/11/2020 15:00 GMT+7
Clete Willems, cựu chuyên gia đàm phán thương mại hàng đầu Nhà Trắng nhận định thuế quan trừng phạt từ thời Tổng thống Trump sẽ là “đòn bẩy” mà chính quyền Biden có thể sử dụng trong chiêu bài ngoại giao quốc tế ở nhiệm kỳ tới.
Thuế quan của Trump sẽ giúp ích cho chính sách thương mại tương lai của Biden? - Ảnh 1.

Thuế quan của Trump sẽ giúp ích cho chính sách thương mại tương lai của Biden?

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Trump đã áp đặt hàng loạt mức thuế cao với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Canada và EU do những hành vi thương mại mà ông cáo buộc là không công bằng, không lành mạnh, gây bất lợi cho doanh nghiệp Mỹ. Không nghi ngờ gì, động thái này đã làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và các quốc gia khác, châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại kéo dài gần 2 năm với Trung Quốc.

Một số chuyên gia thương mại cho rằng Tổng thống mới đắc cử Joe Biden có thể sẽ giảm bớt gánh nặng thuế quan trừng phạt nhằm đưa Mỹ xích lại gần hơn với các đồng minh thân cận như EU. Nhưng số khác cảnh báo chính quyền Trump chưa chắc đã gỡ bỏ thuế quan dưới thời Trump.

“Cho dù bạn thích hay không, thuế quan trừng phạt (mà Tổng thống Trump đưa ra) đã tạo đòn bẩy cho Mỹ… Tôi hy vọng rằng chính quyền Biden sẽ tận dụng hiệu quả đòn bẩy đó để đạt được kết quả (trong chính sách ngoại giao và thương mại quốc tế” - nhận định của ông Clete Willems, cựu chuyên gia đàm phán thương mại hàng đầu Nhà Trắng. Ông Williems từng phục vụ trên cương vị Phó giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng và hiện là chuyên gia tại công ty luật Akin Gump Strauss Hauer & Feld.

Trong vấn đề chính sách Trung Quốc, ông Williems thừa nhận cách tiếp cận đa phương là bước đi đúng đắn, và ông Biden sẽ cần xích lại gần hơn với những đồng minh thân cận như EU hay Nhật Bản để thể hiện tham vọng “sẵn sàng đối đầu với Bắc Kinh”.

Các quốc gia đồng minh như Nhật Bản hay các chính phủ EU đã bày tỏ sự chia sẻ mối quan ngại của Mỹ về hành vi thương mại không lành mạnh của Trung Quốc, chẳng hạn như trộm cắp tài sản trí tuệ hay trợ cấp doanh nghiệp làm biến dạng môi trường cạnh tranh. Nhưng dưới thời Trump, chính quyền Trump đã chọn cách đơn phương đối đầu với Bắc Kinh thay vì xích lại gần các đồng minh thân cận như EU.

“Tôi nghĩ rằng cách tiếp cận đa phương trong vấn đề chính sách với Trung Quốc là một bước đi đúng đắn…. Tôi hy vọng họ sẽ thành công với chiến lược như vậy”.


NTTD
Cùng chuyên mục