VCCI kết luận Asanzo của ông Phạm Văn Tam ghi nhãn hàng đúng quy định?

30/08/2019 18:51 GMT+7
Văn phòng VCCI TP. HCM đã có buổi làm việc với Asanzo của ông Phạm Văn Tam về một số vấn đề báo chí phản ánh liên quan và đưa ra kết luận về việc dán nhãn hàng hóa của Công ty này.

Trong buổi làm việc ngày 25/7/2019 tại Văn phòng VCCI (Phòng Thương mại và Công thương Việt Nam) chi nhánh TP. HCM giữa Tổ công tác VCCI và Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo, cả hai bên đã cùng nhau làm việc và trao đổi một số vấn đề dư luận phản ánh liên quan đên Công ty Asanzo.

Về việc ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa lắp ráp tại Việt Nam từ linh kiện nhập khẩu, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT của Asanzo co biết, công ty có lắp rắp hàng điện từ từ các linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc. Sản phẩm lắp ráp được dán nhãn có ghi xuất xứ Việt Nam, được lưu thông, bán ra thị trường Việt Nam.

Asanzo ghi nhãn hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” là đúng pháp luật

Nhóm giúp việc Tổ công tác VCCI đã rà soát quy định pháp luật và cho ý kiến.

Hiện nay pháp luật về xuất xứ hàng hóa (như Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 và Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018) hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết (như FTA ASEAN-Trung Quốc) chỉ có quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, không có quy định về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước như trường hợp của Asanzo.

Tuy nhiên, pháp luật về xuất xứ hàng hóa tại Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 và Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 đều có giải thích về sản xuất hàng hóa: “Sản xuất” là các phương thức để tạo ra hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

Như vậy, nếu Việt Nam là nơi thực hiện hoạt động lắp ráp các linh kiện nhập khẩu thành hàng điện tử thành phẩm thì sẽ là nước sản xuất ra hàng hóa này.

Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp được chọn cách ghi cụm từ “xuất xứ”. Trường hợp này doanh nghiệp buộc phải ghi kèm tên nước sản xuất ra hàng hóa đó tức là phải ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa mới là đúng quy định pháp luật. Việc ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn cho hàng hóa thuộc loại này chỉ có giá trị thể hiện hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam, tuân thủ quy định pháp luật ghi nhãn hàng hóa của Việt Nam.

VCCI kết luận, đối với trường hợp sản phẩm điện tử của Công ty Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật (cụ thể quy định về  pháp luật về ghi nhãn hàng hóa).

Bên cạnh đó, ông Tam cho hay, Công ty Asanzo và cá nhân không có góp cổ phần vào Công ty Sa Huỳnh, cũng như một số công ty khác mà báo chí nêu là công ty con của Asanzo có vi phạm. Các công ty này là các pháp nhân độc lập, không phải các công ty con của Công ty Asanzo. Ông khẳng định: “Công ty Asanzo không liên quan gì về các vi phạm của các công ty này”.

Ông Tam cho biết doanh nghiệp đã phải chịu thiệt hại rất lớn do những phản ánh không đúng về công ty. Nhiều đại lý đã trả hàng, không trưng bày bán sản phẩm của Asanzo, doanh nghiệp đã phải tiếp và giải trình các vấn đề liên quan ảnh hưởng ngưng trệ sản xuất. Asanzo cũng đã khởi kiện các rổ chức có phản ánh sai, gây thiệt hại cho ra doanh ghiệp ra tòa.

Nhóm giúp việc Tổ công tác VCCI đề nghị Asanzo nên chủ động tập hợp các vấn đề phản ánh không đúng, có văn bản giải trình cụ thể từng vấn đề, nếu các khó khăn, thiệt hại của doanh nghiệp, ý kiến đề xuất và kèm theo các bằng chứng,… để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 26/8, ông Phạm Văn Tam đã có thư kiến nghị gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ việc cơ quan chức năng chậm trễ đưa ra kết luận thanh tra khiến công ty này “kiệt quệ”, “có nguy cơ phá sản”.
Doanh nghiệp này cho biết “đã mất hơn 80% doanh số so với bình thường, con số thiệt hại ước tính lên đến hàng nghìn tỉ đồng, thị phần của chúng tôi đã bị sụt giảm một cách đặc biệt nghiêm trọng.”
Ông Phạm Văn Tam nhấn mạnh trong thư, “Chúng tôi lo ngại thời điểm ra kết luận có thể lại tiếp tục kéo dài sau 30/8, thời điểm Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phải ra kết luận. Nếu đến ngày 30/8 không công bố kết luận, có thể Asanzo cân nhắc xem xét đình chỉ hoạt động vì không còn khả năng tài chính và vấn đề phá sản là nguy cơ trước mắt đối với Asanzo.”

 

Phương Thảo
Tags:
Cùng chuyên mục