Vì đâu khối ngoại đầu tư mạnh vào kho bãi ở Long An và Bình Dương ?

07/04/2021 19:11 GMT+7
Vượt qua một năm đầy thử thách với những biến động trên toàn cầu, Việt Nam đã bắt đầu năm 2021 với đầy triển vọng khi vươn lên vị trí top 10 các thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Với tổng điểm 5,67 trên 10, đã thăng ba bậc trong bảng xếp hạng này.

Mới đây, các nhà phân tích của Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán SSI đánh giá, giá trị xuất nhập khẩu thông qua đường cảng biển dự đoán sẽ tăng đến 10% trong 2021, được thúc đẩy bởi sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, hiệp định thương mại và dịch chuyển chuỗi sản xuất khỏi Trung Quốc.

SSI cũng cho rằng, với đà phát triển nhanh như hiện nay, tiềm năng phát triển của ngành cảng biển và logistics được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2021. Cụ thể, doanh thu của ngành cảng biển và logistics sẽ tăng đến 10% trong 2021, và ngành sẽ tiếp tục đà phát triển tầm 12-14% như các năm vừa qua.

Trong khi đó, Việt Nam đang đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng và quảng bá các cụm doanh nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp có giá trị cao trong chuỗi cung ứng. Những khoản miễn thuế cao cho các doanh nghiệp đang góp phần đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong khu vực.

Hơn nữa, việc mở rộng quy mô các cảng biển như Cái Mép – Thị Vải và Lạch Huyện, Việt Nam sẽ thu hút được những tàu hàng có tải trọng lớn thay vì đến các cảng tại Singapore và Hong Kong. Trong năm nay, cảng Gemalink, cảng nước sâu lớn nhất cả nước và top 19 cảng nước sâu lớn nhất thế giới, được dự báo sẽ đạt được mức vận hành lên tới 80% và 100% với 1,5 triệu TEU trong năm 2022.

Đồng thời, theo khảo sát của Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics Việt Nam (VLA), Việt Nam hiện có khoảng 30.000 công ty logistics trên khắp cả nước, trong đó, có 4.000 doanh nghiệp ngoại. Theo VLA, ngành logistics được dự đoán sẽ tăng trưởng trong năm 2021 khi kinh tế toàn cầu được kì vọng sẽ hồi phục.

Cùng với nhu cầu ngày càng tăng của cảng biển và ngành logistics, nhu cầu thuê kho bãi hiện nay cũng đang theo sát.

Ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định "Với kì vọng tăng trưởng trong xuất nhập khẩu và sản xuất trong nước, nhu cầu cho cơ sở hạ tầng logistics đang được thúc đẩy."

Ông John dẫn chứng, trong những năm gần đây, tổng diện tích kho bãi theo quan sát đã tăng đáng kể, và giá đã tăng từ 5-10% mỗi năm. Theo số liệu từ Savills Việt Nam, giá thuê trung bình cho nhà kho tại Vùng Kinh Tế Phía Bắc và Nam trong năm 2020 lần lượt là 4.1 USD/m2/tháng và 4.4 USD/m2/tháng. Tại các tỉnh như Long An và Bình Dương, những dự án kho bãi và cơ sở phân phối mới đang mọc lên dày đặc khi khu vực TP.HCM và Bình Dương đối diện với vấn đề thiếu hụt nguồn cung.

Tại Long An, JD.com đã đầu tư vào dự án kho bãi mới lên đến 10 héc-ta tại huyện Đức Hòa, và Cianiao (Đơn vị cung cấp logistic cho Alibaba) đã đầu tư vào dự án kho bãi tại huyện Bến Lức; hay như trong năm ngoái, thị trường cũng từng chứng kiến LOGOS Property, tham gia thị trường với liên doanh kho bãi với mức đầu tư 350 triệu USD. Nhà đầu tư từ Úc này cũng đã đầu tư xây kho bãi riêng tại huyện Cần Giuộc, Long An.

Vượt qua một năm đầy thử thách với những biến động trên toàn cầu, Việt Nam đã bắt đầu năm 2021 với đầy triển vọng khi vươn lên vị trí top 10 các thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Với tổng điểm 5,67 trên 10, đã thăng ba bậc trong bảng xếp hạng này.

Tuy nhiên, trên quan điểm thận trọng, các chuyên gia của Savills cho rằng, với sự cải thiện đáng kể trong cơ sở hạ tầng, chi phí vận hành thấp và những khoản miễn thuế doanh nghiệp lớn, Việt Nam đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp ngoại đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, bức tranh tăng trưởng này không phải là không có rủi ro.

Thanh Giang
Cùng chuyên mục