Việt Nam chi gần 5 tỷ USD nhập hơn 6 triệu tấn xăng dầu

10/08/2023 17:23 GMT+7
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 7/2023, các đầu mối xăng dầu đã nhập khẩu hơn 6,1 triệu tấn, tăng 700.000 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu nhập khẩu đạt hơn 4,88 tỷ USD, bình quân giá nhập hơn 18,4 triệu đồng/ tấn. 7 tháng qua, Việt Nam phải chi lượng tiền hơn 112.200 tỷ đồng để nhập khẩu mặt hàng này, bình quân mỗi tháng chi hơn 16.000 tỷ đồng nhập khẩu xăng dầu.

Việt Nam đã phải nhập hơn 6 triệu tấn xăng dầu, giá xăng từ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore lập đỉnh - Ảnh 1.

Việt Nam tăng nhập khẩu xăng dầu hơn 6 triệu tấn, trong đó xăng dầu từ Trung Quốc, Thái Lan, Singapore giá cao kỷ lục

Về đối tác nhập khẩu xăng dầu, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là 5 đối tác Việt Nam nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất, trong đó ba đối tác là Hàn Quốc, Singpore, Malaysia cung ứng hơn 5 triệu tấn xăng dầu cho Việt Nam, tương đương 90% sản lượng xăng dầu nhập khẩu.

Trong đó xăng nhập của Hàn Quốc đạt 2,46 triệu tấn, kim ngạch hơn 1,9 tỷ USD, giá nhập bình quân rẻ nhất hơn 17,7 triệu đồng/tấn. Xăng nhập từ Singapore hơn 1,55 triệu tấn, kim ngạch 1,27 tỷ USD, tương đương hơn 18,8 triệu đồng/tấn. Xăng từ Malaysia hơn 1 triệu tấn, kim ngạch 782 triệu USD, bình quân hơn 18 triệu đồng/tấn.

Ngoài ra, Việt Nam còn nhập xăng dầu từ Thái Lan hơn 500.000 tấn, kim ngạch hơn 420 triệu USD, bình quân hơn 19,3 triệu đồng/tấn; xăng dầu từ Trung Quốc nhập hơn 520.000 tấn, lo, ngạch hơn 436 triệu USD, giá bình quân hơn 19,3 triệu đồng/tấn.

Hiện thông tin Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sẽ dừng hoạt động 55 ngày kể từ ngày 25/8 đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi hiện xăng dầu Nghi Sơn đang đáp ứng khoản 35-40% nhu cầu trong nước.

Việc dừng hoạt động của Nhà máy Nghi Sơn trong hơn 1 tháng rưỡi đồng nghĩa với 35%-40% nhu cầu xăng dầu trong nước sẽ phải dồn lên vai doanh nghiệp khác, trong đó có Lọc hóa dầu Bình Sơn (Dung Quất) và 35 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu phải đáp ứng nhu cầu cả nước.

Người dân lo ngại hơn khi mới trong năm 2022, thị trường xăng dầu biến động bất thường, thiếu xăng cục bộ xảy ra ở nhiều địa phương như TP. HCM, Hà Nội... do các doanh nghiệp đầu mối lỗ tỷ giá, giá xăng thế giới biến động lên xuống theo ngày, trong khi định kỳ 10 ngày, giá xăng trong nước mới được điều chỉnh. Chính việc chậm điều chỉnh này, khiến doanh nghiệp đầu mối, đại lý bán lẻ lỗ, khiến nhiều vấn đề cung cầu và thị trường xăng dầu bất ổn.

An Linh
Cùng chuyên mục