‘’ Chế biến thủy sản ‘’bất ngờ tăng mạnh, MPC đại hội vào 29/06
Nhịp đập thị trường ngày 26/06:
Phiên giao dịch 26/6 khép lại với sắc đỏ bao trùm thị trường. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 1 điểm (0,1%) xuống 959,13 điểm; HNX-Index giảm 0,19% xuống 103,95 điểm và chỉ có Upcom-Index tăng 0,34% lên 55,39 điểm.
VCB đã hứng chịu áp lực chốt lời lớn trong phiên hôm nay. Cổ phiếu lao dốc 2.62% và đóng góp đến hơn 1.3 điểm giảm của VN-Index. Theo sau đó là sự suy yếu của các Large Cap khác như VHM, TCB, HVN.
Trái ngược lại, đà tăng của GAS, VIC, MSN, BID là các nhân tố giúp thị trường hạn chế được việc giảm sâu.
Ngành dầu khí diễn biến rất khả quan trong phiên hôm nay. GAS, PVS, PVD, PVC đều tăng mạnh quanh mốc 1%.
Chế biến thủy sản là ngành tăng mạnh nhất trên thị trường khi tăng 3.33%. Điều này nhờ vào đà tăng mạnh của các cổ phiếu MPC, ANV, VHC, HVG, CMX. Trong đó HVG và CMX bật tăng kịch trần, còn MPC và ANV cũng bứt phá mạnh hơn 5%. Ngược lại, ngân hàng là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.28%.
Về giao dịch khối ngoại, sau 4 phiên bán ròng liên tiếp, khối ngoại đã trở lại mua ròng hơn 220 tỷ đồng trong phiên hôm nay, tập trung vào các Bluechips như VIC (36,7 tỷ đồng), VHM (20,8 tỷ đồng), BID (20,2 tỷ đồng), BVH (18,8 tỷ đồng)…
Trên HoSE, khối ngoại có phiên mua ròng khá tích cực với 3,64 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 158,68 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại cũng mua ròng 593 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 9,26 tỷ đồng.
Trên Upcom, khối ngoại mua ròng 754 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 55,39 tỷ đồng trong phiên hôm nay.
MPC tiến hành ĐHCĐ vào 29/06:
MPC tiến hành ĐHCĐ vào ngày 29/06
Năm 2018, các chỉ tiêu về doanh thu và lãi ròng của MPC đều tăng trưởng so với năm trước, nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch đã đề ra. Công ty cho biết nguyên nhân gây ảnh hướng lớn đến việc thực hiện các kế hoạch chính là những rào cản thương mại từ các nước nhập khẩu ngày càng tăng khiến các chi phí sản xuất, bán hàng, kiểm soát chất lượng tăng lên. Tại Đại hội sắp tới, Công ty sẽ xin thông qua việc chia thêm cổ tức tiền mặt cho năm 2018 với tỷ lệ 20% cho cổ đông.
Cho năm 2019, MPC dự kiến trình cổ đông kế hoạch sản lượng và doanh số xuất khẩu lần lượt là 77,400 tấn và 850 triệu USD. Mục tiêu lãi trước thuế là 1,430 tỷ đồng, tăng trưởng gần 60% so với năm trước. Trong đó, Minh Phú Cà Mau và Minh Phú Hậu Giang dự kiến lần lượt đóng góp 750 tỷ và 500 tỷ đồng, cùng với đó lĩnh vực nuôi tôm sẽ mang về thêm 180 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Dù vậy, kế hoạch này vẫn thấp hơn đáng kể so với các con số đã đặt ra trong cuộc họp bất thường cuối tháng 1/2019 của MPC.
Theo tài liệu đã công bố, Công ty vẫn chưa hé lộ kế hoạch cổ tức cho năm 2019.
Trong báo cáo của HĐQT, HĐQT cũng nói thêm cơ cấu cổ đông lớn của Công ty đã thay đổi nhiều so với trước (Mitsui hiện đang sở hữu hơn 35% cổ phần của MPC). Do đó, Ban điều hành và cổ đông lớn đề xuất bầu lại toàn bộ HĐQT Công ty, và sẽ đảm bảo 1/3 số lượng là thành viên HĐQT độc lập. Cụ thể, HĐQT nhiệm kỳ 2019 - 2024 sẽ gồm 9 thành viên.
Phương án sử dụng tiền từ đợt phát hành ( nguồn :MPC)
Công ty cũng dự kiến sẽ điều chỉnh phương án sử dụng hơn 3,000 tỷ đồng thu được từ đợt phát hành 60 triệu cp cho cổ đông chiến lược.
Ngoài ra, MPC cũng sẽ trình cổ đông thông qua việc điều chỉnh ngành nghề kinh doanh và chỉnh sửa điều lệ của Công ty.
Sau khi công bố sẽ diễn ra ĐHCĐ vào ngày 29/06 tới , giá MPC tăng mạnh lên 5% trong phiên ngày hôm nay với giá kết phiên là 34000/CP