China Evergrande - Tập đoàn BĐS "khủng" nhất Trung Quốc cùng hố nợ 300 tỷ USD - Ảnh 1.

China Evergrande đang nhanh chóng trở thành một nỗi lo tài chính lớn nhất ở Trung Quốc. Tập đoàn với tổng cộng 300 tỷ USD nợ quá hạn cùng nhiều mối liên kết với vô số ngân hàng đã làm chao đảo thị trường toàn cầu khi các nhà đầu tư đánh giá tiềm năng tác động đến giá cổ phiếu của Evergrande. Mặc dù vậy, tỷ phú Hứa Gia Ấn, chủ sở hữu tập đoàn đã tìm cách trấn an các chủ ngân hàng rằng tình hình sẽ trở nên khả quan hơn. Điều đó không làm các nhà đầu tư cảm thấy hài lòng, họ thắc mắc rằng liệu các công ty lớn của Trung Quốc có được chính phủ "cứu" hay không - và điều gì sẽ xảy ra nếu câu trả lời là không.

China Evergrande - Tập đoàn BĐS "khủng" nhất Trung Quốc cùng hố nợ 300 tỷ USD - Ảnh 2.

Tập đoàn của Ông Hứa Gia Ấn hiện đối mặt với khoản nợ 300 tỷ USD. Ảnh: Forbes

Vị thế của Evergrande trên thị trường bất động sản Trung Quốc

Ông Hứa Gia Ấn thành lập Evergrande (trước đây gọi là Hengda Group) vào năm 1996 tại thành phố Quảng Châu, sau đó nhanh chóng mở rộng lĩnh vực phát triển bất động sản, phần lớn thông qua hình thức vay vốn. Evergrande Real Estate sở hữu hơn 1.300 dự án tại 280 thành phố, theo trang web của công ty. Theo Capital Economics, tính đến cuối tháng 6, tập đoàn này đã cam kết xây dựng tương đương khoảng 1,4 triệu bất động sản riêng lẻ.

Bên cạnh bất động sản, Evergrande còn mở rộng đầu tư vào xe điện (Evergrande New Energy Auto), đơn vị sản xuất truyền thông và internet (HengTen Networks), một công viên giải trí (Evergrande Fairyland), một câu lạc bộ bóng đá (Guangzhou FC) và một công ty nước khoáng và thực phẩm (Evergrande Spring), cùng với đó là hơn 200 công ty nước ngoài và gần 2.000 công ty trong nước.

Evergrande sở hữu khối tài sản khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ - tương đương 2% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc, theo tính toán của Goldman Sachs Group Inc.

Bên cạnh bất động sản, Evergrande còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác

Tập đoàn đã gặp phải vấn đề gì?

"Tập đoàn mắc nợ nhiều nhất thế giới" đã gặp phải vấn đề về khả năng thanh khoản vào năm 2020. Evergrande được cho là đã gửi một lá thư tới chính quyền tỉnh Quảng Đông (thủ phủ Quảng Châu) vào tháng 8/2020, cảnh báo các quan chức rằng các khoản thanh toán đến hạn vào tháng 1 năm 2021 có thể gây ra khủng hoảng thanh khoản dẫn đến nguy cơ vỡ nợ chéo. Được biết, lời kêu cứu xuất hiện vào ngày 24/09/2020, khiến giá cổ phiếu và trái phiếu của Evergrande lao dốc, ngay cả khi công ty bác bỏ những lo ngại. May mắn rằng, khủng hoảng đã được ngăn chặn ngay sau đó khi một nhóm các nhà đầu tư từ bỏ quyền buộc hoàn trả 13 tỷ USD.

Liệu như vậy đã đủ hay chưa?

Việc hoàn trả chỉ là phương án tạm thời, vẫn còn rất nhiều khoản nợ nữa. Evergrande lập kế hoạch cho đến năm 2023, họ sẽ trả được 100 tỷ USD thông qua các đợt bán tài sản và chào bán cổ phiếu.

Evergrande cần hoàn trả khoảng 7,4 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào năm tới.

China Evergrande - Tập đoàn BĐS "khủng" nhất Trung Quốc cùng hố nợ 300 tỷ USD - Ảnh 4.

Tổng số nợ bằng HKD và NDT được chuyển đổi thành đô la Mỹ kể từ ngày 14 tháng 9. Ảnh: Bloomberg

Tình hình sau đó ra sao?

Tính đến tháng 8/2021, Evergrande đã huy động được khoảng 8 tỷ USD bằng cách bán cổ phần trong EV cũng như HengTen, một công ty bất động sản ở Hàng Châu và một ngân hàng khu vực. Tập đoàn cũng được cho là đang tìm kiếm niêm yết cho hoạt động kinh doanh du lịch và có thể là cả kinh doanh nước. Tuy nhiên, đó vẫn không phải là biện pháp hữu hiệu cho lắm, bởi vì bất kỳ doanh số bán hàng nào cũng phải đến năm sau mới được ghi nhận. Trong khi đó, khoản nợ của công ty ngày càng trầm trọng hơn; Fitch Ratings và S & P Global Ratings cho rằng có khả năng xảy ra vỡ nợ. Một vấn đề mấu chốt khác là liệu Evergrande có thể hoàn trả các sản phẩm quản lý tài sản năng suất cao mà công ty đã bán cho hàng nghìn nhà đầu tư bán lẻ, bao gồm nhiều nhân viên của chính công ty hay không.

China Evergrande - Tập đoàn BĐS "khủng" nhất Trung Quốc cùng hố nợ 300 tỷ USD - Ảnh 5.

Tập đoàn có thể vay thêm được không?

Công ty phát hành trái phiếu rác lớn nhất châu Á đã không bán một đồng đô la nào kể từ tháng 1 năm 2020 để trả nợ. Ông Hứa phải chịu áp lực từ chính phủ Bắc Kinh trong việc cắt giảm khoản vay trong những năm gần đây. Mặc dù vậy, ông vẫn có thể nhờ cậy đến mối quan hệ từ các đối tác, như đã làm trong quá khứ. Trước đây, ông từng mở rộng quan hệ tài chính với các đế chế bất động sản do những thành viên của Câu lạc bộ Big Two điều hành. Tổng cộng, nhóm đã tham gia vào ít nhất 16 tỷ đô la giao dịch với Evergrande trong thập kỷ qua. Vào tháng 7/2021, Asia Orient Holdings Ltd., do ông trùm bí mật Poon Jing đứng đầu, đã mua một lượng lớn trái phiếu của Evergrande.

Còn bao nhiêu thời gian?

Không nhiều. Tập đoàn này cần phải thanh toán 669 triệu đô la tiền lãi vào cuối năm nay. Khoảng 615 triệu đô la trong số đó là trái phiếu đô la của Evergrande. Tháng 3 tới, 2 tỷ đô la trái phiếu chưa thanh toán của Evergrande sẽ đến hạn, tiếp theo là 1,45 tỷ đô la vào tháng tiếp theo. Mặc dù Evergrande đã hoàn trả tất cả trái phiếu chính phủ trong năm nay, việc tái cấp vốn vào năm 2022 sẽ là một thách thức nếu khả năng tiếp cận thị trường vốn của nhà phát triển không phục hồi kịp thời, S&P cho biết.

China Evergrande - Tập đoàn BĐS "khủng" nhất Trung Quốc cùng hố nợ 300 tỷ USD - Ảnh 7.

Lãi suất trái phiếu địa phương được chuyển đổi thành đô la. Dữ liệu tính từ ngày 13 tháng 9 cho các khoản thanh toán đến năm 2024. Ảnh: Bloomberg

Chính phủ liệu có cứu trợ hay không?

Chính quyền trung ương, cấp tỉnh hoặc các doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia thông qua một số hình thức tái cơ cấu. Bắc Kinh được cho là đã chỉ đạo các nhà chức trách ở Quảng Đông vạch ra kế hoạch quản lý các vấn đề của công ty, bao gồm làm việc với những đối tác mua tiềm năng. Vào tháng 9, những cơ quan quản lý đã ký đề xuất để Evergrande thương lượng lại thời hạn thanh toán với các ngân hàng và chủ nợ khác, mở đường cho một khoản bồi thường tạm thời.

Nếu Evergrande quan trọng như vậy, sao họ không "cứu" tập đoàn này?

Đó là một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một gói cứu trợ ngầm sẽ dung túng cho kiểu vay nợ liều lĩnh khiến những cái tên đình đám một thời như Anbang Group Holdings Co. và HNA Group Co. vướng phải rắc rối. Việc chấm dứt những rủi ro về đạo đức, đồng thời chấm dứt niềm tin rằng nhà nước sẽ luôn cứu trợ bạn, sẽ làm cho hệ thống tài chính linh hoạt hơn trong thời gian dài. Tuy vậy, việc cho phép một tập đoàn lớn, liên kết với nhau như Evergrande sụp đổ sẽ gây khủng hoảng trên toàn hệ thống tài chính, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Trung Quốc, từ đó gây bất mãn và làm suy yếu quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mối quan hệ của ông Hứa

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đánh dấu một trăm năm ngày thành lập Đảng Cộng sản bằng một bài phát biểu tại quảng trường Thiên An Môn, Hứa Gia Ấn cũng ở đó. Dưới sự hỗ trợ của ông Tập, Hứa Gia Ấn đầu tư rất nhiều cho các lĩnh vực như xe điện và y học cổ truyền Trung Quốc. Bên cạnh đó, mặc dù giá trị tài sản ròng của ông đã sụt giảm trong năm nay nhưng ông vẫn là một nhà từ thiện có tiếng.