Giá cà phê trở lại xu hướng tăng, cà phê nội cũng đảo chiều tăng nhẹ

25/01/2023 16:40 GMT+7
Các thị trường cà phê điều chỉnh kỹ thuật trước phiên họp điều hành của Fed trong tháng 2. Giá cà phê hôm nay (25/1) quay đầu tăng 100 đồng/kg sau khi đã giảm mức tương tự vào hôm qua. Hiện, mức giá cao nhất tại thị trường trong nước là 41.200 đồng/kg.

Giá cà phê ngày 25/01/2023: hai sàn trở lại xu hướng tăng 

Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần,  giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đảo chiều tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng 2 USD, lên 1.943 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 tăng 6 USD, lên 1.914 USD/tấn, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch ở mức trung bình.

Tương tự, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York tiếp nối xu hướng tăng. Kỳ hạn giao ngay tháng 3 tăng thêm 1,30 cent, lên 159,85 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 1,15 cent, lên 160,30 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê trở lại xu hướng tăng, cà phê nội cũng đảo chiều tăng nhẹ  - Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMF Cập nhật: 25/01/2023 lúc 13:42:01 (delay 10 phút)

Giá cà phê trở lại xu hướng tăng, cà phê nội cũng đảo chiều tăng nhẹ  - Ảnh 2.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng nhẹ 100 đồng/kg, lên dao động trong khung 40.600 - 41.200 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây nguyên tăng nhẹ 100 đồng/kg, lên dao động trong khung 40.600 - 41.200 đồng/kg. Trong đó, Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 40.600 đồng/kg. Ba tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông đang thu mua cà phê với cùng mức giá 41.200 đồng/kg.

Giá cà phê hai sàn hồi phục nhẹ khi USDX suy yếu đã hỗ trợ cho đầu cơ quay lại các thị trường hàng hóa tăng mua, thông tin Trung Quốc mở cửa trở lại là yếu tố tích cực đã khuyến khích nhà đầu tư vào lúc này nói chung.

Báo cáo chỉ số sản xuất (PMI) không như kỳ vọng cho thấy Fed nên giảm tốc độ tăng lãi suất, cho dù hầu hết quan chức của Fed vẫn duy trì giọng điệu cứng rắn hơn mức cần thiết.

Thương mại cà phê tại thị trường nội địa Việt Nam vẫn còn trầm lắng do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài đến hết tuần này.

Tính đến thứ hai ngày 23/01, tồn kho cà phê Robusta do ICE – London chứng nhận và theo dõi cấp phát đã giảm thêm 1.600 tấn, tức giảm 2,49% so với một tuần trước đó, xuống đăng ký ở mức 62.660 tấn (tương đương 1.044.333 bao, bao 60kg), tiếp tục hỗ trợ giá kỳ hạn duy trì xu hướng tăng trong ngắn hạn.

Nhà kinh doanh Volcafe dự báo thị trường cà phê toàn cầu trong niên vụ 2023/2024 sẽ thiếu hụt khoảng 5,6 triệu bao cà phê Robusta, trong đó nhà sản xuất cà phê Robusta lớn thứ ba thế giới sẽ sụt giảm sản lượng xuống mức thấp 10 năm do mưa quá nhiều làm hư hại mùa màng, trong khi mức tiêu thụ cà phê tại thị trường nội địa Indonesia vẫn duy trì ở mức cao hai con số.

Giới chuyên môn dự báo năm 2023, ngành cà phê Việt Nam sẽ vẫn được hưởng lợi nhờ nhu cầu thế giới có khả năng phục hồi và nguồn cung trong nước được đảm bảo cả về sản lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Tại thị trường cà phê thế giới, theo dự báo của giới thương nhân, giá cà phê thế giới vẫn chịu nhiều áp lực do nhu cầu tiêu thụ chưa được cải thiện. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho biết, sản lượng cà phê toàn cầu ước tính tăng 6,6 triệu bao lên 172.8 triệu bao vào niên vụ 2022/2023, trong khi mức tiêu thụ tăng hơn 800 nghìn bao so với mức 167,9 triệu bao của niên vụ 2021/2022. Ngoài ra, USDA dự báo vụ thu hoạch cà phê Robusta của Brazil sẽ tiếp tục mở rộng để đạt kỷ lục 22,8 triệu bao, tăng 1,1 triệu bao.

Cuối tháng 12/2022, giá cà phê giảm mạnh so với mức đỉnh vào tháng 9/2022, trở về mức giá đầu năm.

Cuối năm 2022, thị trường cà phê toàn cầu giao dịch trầm lắng trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới 2023. Tuy nhiên, thị trường được hỗ trợ từ thông tin về dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ được công bố cho thấy số lượng người nộp đơn trợ cấp thất nghiệp mới tăng ít hơn so với dự kiến và nền kinh tế trong quý 3/2022 đã phục hồi nhanh hơn ước tính, qua đó có khả năng Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ tự tin hơn trong cuộc chiến chống lạm phát.

Năm 2022, giá cà phê Robusta tại Việt Nam biến động mạnh: Trong khoảng 8 tháng đầu năm 2022, giá duy trì quanh mức 40.000 đồng/kg, sang các tháng 9 và 10 giá tăng mạnh lên mức 47.000 – 48.000 đồng/kg, sau đó biến động theo xu hướng giảm trong các tháng 11 và 12/2022. Ngày 24/12/2022, giá cà phê Robusta tại các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ổn định so với ngày 30/11/2022, ở mức 40.700 – 40.800 đồng/kg; tại tỉnh Lâm Đồng, giá giảm 100 đồng/kg so với ngày 30/11/2022, xuống còn 40.100 đồng/kg. Ngược lại, giá cà phê tại tỉnh Gia Lai tăng 200 đồng/kg, lên mức 40.800 đồng/kg.

Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2022 đạt 1,72 triệu tấn, trị giá 3,94 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và tăng 28,3% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân cà phê năm 2022 ở mức 2.293 USD/tấn, tăng 16,6% so với năm 2021.

Trong 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang tất cả các khu vực tăng so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực châu Đại Dương tăng cao nhất, tăng 73,2% so với cùng kỳ năm 2021; mức tăng thấp nhất 7,9% xuất khẩu tới khu vực Châu Phi.

Trong 11 tháng năm 2022, trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam tới tất cả các thị trường truyền thống đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê sang Bỉ tăng 144,1%; Ý tăng 35,3%; Nhật Bản tăng 29%; Tây Ban Nha tăng 65,2%; Anh tăng 80,6%.

Niên vụ 2021-2022 thị trường cà phê thế giới đánh dấu năm đầu tiên thâm hụt cà phê sau 4 niên vụ dư cung liên tiếp với sản lượng giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước đồng thời tiêu thụ tăng 3,3% lên mức 170,3 triệu bao. Biến đổi khí hậu cùng bệnh gỉ sắt ở một số vùng trồng khiến sản lượng bị giảm sụt trong khi nhu cầu phục hồi sau đại dịch. Điều này giúp giá cà phê phục hồi mạnh trong ba quý đầu năm 2022. Tuy nhiên, đến quý IV, giá cà phê giảm mạnh do chịu tác động bởi lãi suất tăng cao và tình hình suy thoái kinh thế giới.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê toàn cầu dự báo tăng 6,6 triệu bao so với niên vụ trước lên 172,8 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. Chủ yếu là do cây cà phê Arabica của Brazil bước vào năm được mùa theo chu kỳ sản xuất hai năm một lần.

Sản lượng của Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới được dự báo đạt 30,2 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, giảm 1,4 triệu bao so với vụ thu hoạch kỷ lục trước đó. Diện tích sản xuất của Việt Nam nhìn chung không thay đổi với hơn 95% sản lượng vẫn là cà phê Robusta.

Mùa mưa bắt đầu sớm hơn so với các năm trước giúp cây cà phê ra hoa và phát triển tốt. Điều kiện thời tiết ẩm ướt hơn bình thường giúp giảm chi phí tưới tiêu. Tuy nhiên, giá phân bón đã tăng tới 70% trong năm ngoái. Điều này khiến cho người trồng cà phê giảm sử dụng phân bón, dẫn đến năng suất và sản lượng dự kiến sẽ thấp hơn so với niên vụ trước.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu đạt 10,2 triệu bao trong tháng 11/2022, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế trong hai tháng đầu niên vụ 2022-2023 (tháng 10 và tháng 11/2022), thương mại cà phê toàn cầu đạt 19,6 triệu bao, tăng 1,6% so với cùng kỳ niên vụ 2021-2022.

Cà phê nhân xanh chiếm khoảng 90% tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu với khối lượng tăng 10,8% lên 9,2 triệu bao trong tháng 11. Sự tăng trưởng tích cực này được thúc đẩy bởi khối lượng bán ra mạnh mẽ của nhóm cà phê Arabica Brazil và Robusta, đã bù đắp cho sự sụt giảm của nhóm Arabica Colombia và Arabica khác.

Tính chung hai tháng đầu tiên của niên vụ 2022-2023, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu tăng 3,5% so với cùng kỳ niên vụ trước lên 17,6 triệu bao.

Trong năm 2022, mặt bằng giá cà phê toàn cầu có xu hướng phục hồi mạnh trở lại so với năm 2021, nhất là giai đoạn tháng 7,8 do nguồn cung thiếu hụt trong khi nhu cầu hồi phục sau dịch bệnh.

Vào tháng 8/2022, chỉ số giá cà phê ICO đã tăng 20% kể từ đầu năm và gấp đôi so với đầu năm 2021 (110 Cent/pound) đạt gần 200 US Cent/pound.

Tuy nhiên, giai đoạn quý IV/2022, do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và áp lực lãi suất tăng cao, giá cà phê giảm mạnh. Tính đến tháng 12/2022, chỉ số giá cà phê khoảng 157 US Cent/pound, giảm 21% so với mức đỉnh thiết lập hồi tháng 8.

Tính chung trong cả năm 2022, chỉ số giá cà phê ICO giảm 13%.

Dự báo thị trường cà phê sẽ còn gặp khó khăn trong năm 2023. Giá cà phê chịu áp lực do nhu cầu yếu khi ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế trong khi nguồn cung lớn.

Theo USDA, tiêu thụ cà phê toàn cầu niên vụ 2022 – 2023 dự kiến tăng hơn 800.000 bao lên 167,9 triệu bao, với mức tăng chủ yếu ở Liên minh châu Âu, Mỹ và Brazil. Như vậy, nguồn cung cà phê thế giới sẽ vượt nhu cầu khoảng 4,8 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.

USDA cũng dự báo xuất khẩu cà phê thế giới sẽ giảm 3 triệu bao trong niên vụ 2022-2023, xuống còn 116,1 triệu bao. Sự sụt giảm được ghi nhận tại Brazil, Việt Nam và Ấn Độ nhưng tăng ở Honduras và Colombia. Tồn kho cuối vụ dự kiến tăng hơn 1,5 triệu bao lên 34,1 triệu bao.

Trong khi đó, ICO cũng giữ nguyên dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2022-2023 ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước. Tiêu thụ cà phê thế giới được dự báo sẽ tăng 3,3% lên 170,3 triệu bao loại 60 kg trong niên vụ 2022-2023 so với 164,9 triệu bao của vụ 2020-2021. Như vậy, tiêu thụ dự kiến sẽ vượt sản xuất 3,1 triệu bao.


Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục