Hệ điều hành Android và những điều chưa biết
Lịch sử ra đời của Android
Vào tháng 10 năm 2003, Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger), Rich Miner (đồng sáng lập Tổng công ty Viễn thông Wildfire), Nick Sears (từng là Phó giám đốc T-Mobile) và Chris White (trưởng thiết kế và giao diện tại WebTV) cùng nhau thành lập lên Android, Inc và hai năm sau đó đã bị Google mua lại, biến nó thành một bộ phận trực thuộc Google.
Ở Google, nhóm do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động phát triển trên nền nhân Linux, đến tháng 11 năm 2007 thì phiên bản Android đầu tiên được ra mắt nhưng cho đến ngày 22 tháng 10 năm 2008 thì chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên là HTC Dream mới được bán ra.
Và kể từ đó, trải qua rất nhiều bản cập nhật vá lỗi và tăng cường thêm các tính năng thì hiện tại, phiên bản Android mới nhất à Android 11 được phát hành vào tháng 9 năm 2020.
Hệ điều hành Android là gì?
Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux, sử dụng mã nguồn mở, được Google phát hành mã nguồn theo giấy phép Apache. Hệ điều hành Android được thiết kế chủ yếu cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng và áp dụng trên cả TV, máy chơi game, đồng hồ, tai nghe, các thiết bị thông minh khác. Biểu trưng của hệ điều hành Android mới là một con robot màu xanh lá cây do hãng thiết kế Irina Blok tại California vẽ.
Sử dụng mã nguồn mở và không có nhiều ràng buộc về điều khoản sử dụng đã giúp các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Ngoài ra, Android còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở rộng chức năng của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi.
Tháng 10 năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số lượt tải ứng dụng từ Google Play, cửa hàng ứng dụng chính của Android, ước tính khoảng 25 tỷ lượt. Cho tới nay, có hơn 5 triệu ứng dụng được phát hành trên Google Play và có hơn 108 tỷ lượt tải về.
Chu kỳ từ 6 đến 9 tháng một lần, Google sẽ tung ra bản cập nhật Android mới nhất giúp vá các lỗi bảo mật và bổ sung tính năng mới. Các smartphone dùng hệ điều hành Android sẽ được tải bản cập nhật và cài đặt trực tiếp trên điện thoại của mình mà không cần thông qua các thiết bị khác.
Sự thành công của hệ điều hành Android cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến bằng phát minh, góp mặt trong cái gọi là "cuộc chiến điện thoại thông minh" giữa các công ty công nghệ.
Tính năng của hệ điều hành Android
Các tính năng/đặc điểm độc đáo của hệ điều hành Android bao gồm có thể kể đến như:
- Giao tiếp trường gần (NFC)
- Bàn phím thay thế
- Truyền IR
- Điều khiển không chạm
- Tự động hóa
- Tải xuống ứng dụng không dây
- Bộ nhớ & Hoán đổi Pin
- Màn hình chính tùy chỉnh
- Widgets
- ROM tùy chỉnh
- Tai nghe
- Lưu trữ
- Kết nối: GSM / EDGE, IDEN, CDMA, Bluetooth, WIFI, EDGE, 3G, NFC, LTE, GPS.
- Nhắn tin: SMS, MMS, C2DM, GCM
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ
- Cảm ưng đa điểm
- Cuộc gọi video
- Chụp màn hình
- Lưu trữ ngoài
- Hỗ trợ truyền phát phương tiện
- Đồ họa được tối ưu hóa
Kiến trúc Android
Android là một hệ điều hành và là một tập hợp các thành phần phần mềm được chia thành năm phần là
- Linux kernel
- Libraries
- Android runtime
- Application Framework
- Applications
Giao diện Android
Giao diện người dùng của Android dựa trên nguyên tắc tác động trực tiếp, sử dụng cảm ứng chạm điện dung đa điểm, tương tự như những động tác ngoài đời thực như vuốt, chạm, kéo giãn và thu lại để xử lý các đối tượng trên màn hình. Sự phản hồi từ hệ thống thiết bị với các tác động của người dùng gần như ngay lập tức, nhằm tạo ra giao diện cảm ứng mượt mà.
Các thiết bị Android sau khi khởi động sẽ hiển thị màn hình chính, gồm nhiều biểu tượng (icon) và tiện ích (widget). Màn hình chính có thể gồm nhiều trang xem được bằng cách vuốt ra trước hoặc sau. Biểu tượng ứng dụng khi mở sẽ chiếm toàn bộ màn hình và hiển thị các thông tin chức năng cho người dùng sử dụng. Còn tiện ích hiển thị hình nhỏ ngay trên màn hình những nội dung sống động, cập nhật tự động như dự báo thời tiết, hộp thư của người dùng, hoặc những mẩu tin tức ngay trên màn hình chính.
Giao diện màn hình chính của Android có thể tùy chỉnh ở mức cao, cho phép người dùng tự do sắp đặt hình dáng cũng như hành vi của thiết bị theo sở thích. Những ứng dụng do các hãng thứ ba có trên Google Play và các kho ứng dụng khác còn cho phép người dùng thay đổi "chủ đề" của màn hình chính, thậm chí bắt chước hình dáng của hệ điều hành khác như Windows Phone hoặc iOS.
Ưu và nhược điểm của Android
Android là hệ điều hành do Google điều hành, cạnh tranh trực tiếp với hệ thống iOS của Apple. Hiểu được ưu và nhược điểm của điện thoại thông minh chạy trên Android sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về việc nó có dành cho bạn hay không.
Ưu điểm
- Lựa chọn điện thoại: Android có nhiều sự lựa chọn về các thương hiệu smartphone khác nhau, từ cao cấp đến bình dân bạn đều có thể chọn mua từ các hãng như Samsung, HTC, Oppo, LG, Lenovo,...
- Chợ ứng dụng Android: Có hàng triệu ứng dụng miễn phí mà bạn có thể cài đặt trên điện thoại Android của mình trên Google Play.. Khi ứng dụng của Android gặp sự cố, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm mã lỗi trực tuyến và nhận được giải thích về cách khắc phục.
- Hệ thống mở: Không giống như iOS bị “khóa” gần như không thể tùy chỉnh thì Android lại là một hệ thống mở cho phép bạn tùy chỉnh thiết bị của mình bằng cách tích hợp nó với phần mềm bên ngoài.
- Thân thiện với Google: Vì Android là hệ điều hành do Google sản xuất nên hầu như tất cả các điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android đều được tích hợp các dịch vụ phổ biến nhất của Google như Gmail, Google Drive, Hangouts...
Nhược điểm
- Thiếu phụ kiện: Do có sự phân mảnh về các dòng thương hiệu smartphone Android khác nhau nên các phụ kiện như ốp lưng, vỏ, màn hình, tai nghe, sạc... không thực sự phong phú như iPhone khi điện thoại Android của bạn bị hỏng hóc, bạn có ít lựa chọn về phụ kiện thay thế hơn.
- Dễ dính virus: Hệ thống mở của Android dễ bị vi-rút tấn công hơn iPhone. Với Android, bạn có thể tải xuống ứng dụng trên nhiều trang web, một số trang web được tạo ra bởi tội phạm mạng muốn phát tán phần mềm độc hại. Apple chỉ cho phép bạn tải xuống các ứng dụng từ App Store của họ, vốn được kiểm soát chặt chẽ bởi bảo mật và các hacker sẽ khó xâm nhập hơn nhiều.
- Ứng dụng bị giới hạn bởi hệ điều hành: Mặc dù có rất nhiều ứng dụng có sẵn cho người dùng Android, nhưng không phải điện thoại nào cũng cài đặt được vì các ứng dụng đòi hỏi phiên bản Android mới hơn nhưng lại không được nâng cấp.
Bảng so sánh hệ điều hành Android so với Apple iOS
Thông tin |
Android | iOS |
Nhà phát triển |
Google và Open Handset Alliance | Apple Inc. |
Bản phát hành đầu tiên |
Ngày 5 tháng 11 năm 2007 | Ngày 29 tháng 7 năm 2007 |
Phiên bản mới nhất |
Android 11 |
iOS 14.6 |
Nền tảng mã nguồn |
Kernel (Dựa trên Linux), Giao diện người dùng và một số ứng dụng tiêu chuẩn |
Nhân iOS không phải là mã nguồn mở mà dựa trên hệ điều hành Darwin mã nguồn mở. |
Khả năng tùy chỉnh |
Rất nhiều. Có thể thay đổi hầu hết mọi thứ. |
Hạn chế trừ khi bẻ khóa |
Trình duyệt |
Google Chrome |
Safari |
Bản đồ |
Google Maps |
Apple Maps |
Ngôn ngữ hỗ trợ |
Các ngôn ngữ hiện có là gần 100 |
Các ngôn ngữ hiện có là gần 40 |
Gọi video |
Google Meet và các ứng dụng bên thứ 3 khác |
FaceTime (chỉ dành cho thiết bị Apple) và các ứng dụng bên thứ 3 khác |
Trợ lý ảo |
Trợ lý Google |
Siri |
Thiết bị hỗ trợ cài đặt hệ điều hành |
Hệ điều hành này hỗ trợ các điện thoại thông minh khác nhau như Samsung, Xiaomi, OnePlus, Honor, Vivo, v.v. |
Hệ điều hành này chỉ hỗ trợ các sản phẩm của Apple như iPad, iPhone, iPod Touch & Apple TV |
Đánh giá pin |
Thời lượng pin cao, hiệu năng quản lý pin chưa tốt |
Dung lượng pin không lớn so với Android nhưng hiệu năng quản lý tốt. |
Xác thực sinh trắc học |
Nhận dạng vân tay hoặc khuôn mặt |
Nhận dạng vân tay hoặc khuôn mặt |
Quản lý tập tin |
Trình quản lý tệp Android gốc | Ứng dụng tệp |
Cập nhật |
Phần lớn các thiết bị Android đang chạy hệ điều hành không phải mới nhất. |
Phần lớn các thiết bị được hỗ trợ cập nhật phiên bản iOS mới nhất |
Root, bootloaders và jailbreak |
Có thể truy cập và kiểm soát hoàn toàn thiết bị của bạn và bạn có thể mở khóa bộ nạp khởi động. |
Kiểm soát hoàn toàn thiết bị của bạn không khả dụng. |
Giao diện |
Màn hình cảm ứng |
Màn hình cảm ứng |