Hơn 33.600 doanh nghiệp rút khỏi thị trường
Theo thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), từ đầu năm đến nay, có 33.611 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, 21.636 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, 8.380 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể, 3.595 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.
Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng ở tất cả 17 lĩnh vực.
Các ngành có tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh tăng cao là giáo dục và đào tạo (468 doanh nghiệp, tăng 78,6%); dịch vụ lưu trú và ăn uống (1.242 doanh nghiệp, tăng 66,3%); dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (1.352 doanh nghiệp, tăng 50,4%).
Các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao nhất là sản xuất phân phối, điện, nước, gas; vận tải kho bãi và khai khoáng với tỷ lệ tăng lần lượt là 220%, 53% và 50%.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, nguyên nhân khiến số lượng tạm ngừng kinh doanh tăng so với cùng kỳ là doanh nghiệp muốn tiếp tục nghe ngóng, xem xét diễn biến thị trường và tìm kiếm ý tưởng kinh doanh mới cũng như các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trước khi quyết định có đóng cửa vĩnh viễn hay không.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 3.595 doanh nghiệp, tăng 28%. 16/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng. Các lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể tăng cao nhất là sản xuất phân phối, điện, nước, gas; vận tải kho bãi và khai khoáng với tỷ lệ tăng lần lượt là 220%, 53% và 50%.
Trong khi đó, số doanh ngiệp trong 2 tháng đầu năm đạt 18,5 tỷ đồng, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới là 172.844 lao động, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Những ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ tập trung ở nhóm ngành nghề kinh doanh thiết yếu như sản xuất, phân phối điện, nước, gas; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; kinh doanh bất động sản; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Các ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm là những ngành chịu tác động bởi dịch bệnh Covid-19 như dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ việc làm, du lịch, nghệ thuật, vui chơi và giải trí, giáo dục và đào tạo…
Ngoài ra, tính trong 2 tháng đầu năm, có 11.033 doanh nghiệp doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Số doanh nghiệp quay lại hoạt động giảm ở 12/17 lĩnh vực, chủ yếu là các ngành nghề chịu nhiều ảnh hưởng bởi Covid-19 như nghệ thuật, vui chơi và giải trí; giáo dục và đào tạo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải kho bãi...