Khối ngoại bán ròng, 3 sàn đỏ lửa
Nhịp đập thị trường 11/11
Phiên giao dịch đầu tuần diễn ra không thực sự tích cực với áp lực bán tăng mạnh trên toàn thị trường. Chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 5,74 điểm (0,56%) xuống 1.016,75 điểm; HNX-Index giảm 0,48% xuống 106,76 điểm và UPCom-Index giảm 0,03% xuống 56,72 điểm.
Thanh khoản thị trường duy trì khá tốt với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt gần 4.000 tỷ đồng.
Độ rộng trong rổ VN30 cũng vẫn nghiêng về bên bán khi cả rổ hiện có 21 mã giảm, 7 mã tăng và 2 mã đứng giá. Hiện ở rổ không còn mã nào tăng hơn 1%, cụ thể là HPG, FPT, TCB, VRE chỉ còn tăng ở mức trung bình 0.7%, song sự thu hẹp đà tăng nay chủ yếu đến từ áp lực của khối nội bởi hiện tượng bán tháo mạnh ở khối ngoại là không có. Trong khi đó, hàng loạt các mã đã giảm hơn 1% như VIC, SSI, MWG, MSN.
Trong khi đó, dòng tiền đầu cơ lại được đẩy mạnh khi số mã tăng trần trên sàn HOSE đã vượt 10 mã, với điểm nhấn nằm ở HVG, HAR, HCD. Cổ phiếu "nóng" HVG tiếp tục tăng trần lên 6.800 đồng với dư mua hơn 3 triệu cổ phiếu, trong khi FLC giảm 120 đồng xuống 4.470 đồng.
Diễn biến nhóm công nghệ mấy thông tin không mấy bi quan khi mức biến động ở các mã chỉ ở quanh mức 1%. DGW hiện là điểm sáng ở nhóm khi tăng 2.7% trở lại sau 1 tuần giằng co. Theo góc nhìn kỹ thuật, mã đang test lại kháng cự là đỉnh cũ tháng 09/2018 nên dự kiến các nhịp rung lắc sẽ trở lại trong phiên tới.
Nhóm xây dựng vẫn đang phân hóa, song sự khác biệt nằm ở C69 khi sắc đỏ hơn 7% đã mất và mã đã trở lại với mốc tham chiếu. Trong khi đó, DPG thu hẹp đà tăng và trở lại với mốc tham chiếu, CTD, DTD, BCE vẫn đang giảm gần 1%.Tài chính khác hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.77%. Ngược lại, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.66%.
Giao dịch khối ngoại cũng không thực sự tích cực khi họ quay đầu bán ròng nhẹ gần 7 tỷ đồng. Lực bán tập trung vào một số cổ phiếu như MSN (39,6 tỷ đồng), VNM (27,1 tỷ đồng), ACB (23 tỷ đồng), SAB (20 tỷ đồng)…
Trên HoSE, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 3 liên tiếp với 2,52 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 10,65 tỷ đồng.Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị 3,67 tỷ đồng.Trên UPCom, khối ngoại cũng bán ròng 61 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 11,91 tỷ đồng và là phiên bán ròng thứ 4 liên tiếp.
Cổ phiếu GHC vừa lập đỉnh với mức gia 38.000 đồng/cp
Ngày 20/11 tới đây CTCP Thủy điện Gia Lai (mã chứng khoán GHC) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.000 đồng. Thời gian thanh toán kể từ ngày 10/12/2019.
Như vậy với 20,5 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Thủy điện Gia Lai sẽ chi khoảng 41 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông.
Trước đó ngày 19/8/2019 Thủy điện Gia Lai vừa chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 với tỷ lệ 15%. Như vậy tính cả đợt này cổ đông công ty nhận 35% cổ tức cho năm 2019. Mục tiêu chia cổ tức mà trước đó HĐQT đã đề ra trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 dự kiến 40%.
Mới đây Thủy điện Gia Lai vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm với doanh thu tăng trưởng song lợi nhuận lại đi ngang cùng kỳ. Cụ thể trong riêng quý 3, doanh thu thuần của GHC đạt 68,3 tỷ đồng, tăng 61% cùng kỳ. Doanh thu tài chính giảm mạnh chỉ bằng 1/3 cùng kỳ năm trước, các khoản chi phí đều tăng tương đối. Đáng chú ý trong kỳ phát sinh khoản chi phí tài chính hơn 11 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí lãi vay) trong khi cùng kỳ năm ngoái không phát sinh khoản chi phí này. Kết quả lợi nhuận sau thuế ghi nhận 25,6 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ 2018.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, sản lượng điện thương phẩm đạt 88,6 triệu kWh, tương đương với tổng doanh thu 157,6 tỷ đồng, hoàn thành 69% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 70,5 tỷ đồng, hoàn thành 70% kế hoạch.
Trên thị trường, cổ phiếu GHC vừa lập đỉnh với mức gia 38.000 đồng/cp và hiện vẫn đang giao dịch ở mức giá đó.