Người Việt “chuộng” nông sản nội địa hay chỉ mua để “giải cứu”?

12/02/2020 05:41 GMT+7
Dù có giá đắt gấp 2-3 lần trái cây trong nước nhưng trái cây nhập khẩu vẫn được nhiều người Việt ưa chuộng. Nhiều người chi "sộp" bạc triệu mua dù không biết rõ nguồn gốc. Trong khi đó, nhiều lần nông sản trong nước lại không thể xuất khẩu khiến giá gần như “cho không”.

Nửa tháng trở lại đây, ảnh hưởng của virus Corona khiến nông sản Việt không thể xuất khẩu, tắc nghẽn ở biên giới khiến nhiều nông dân "đứng ngồi không yên". Không thể xuất ngoại, nông sản chỉ còn cách quay về tiêu thụ trong nước với giá rẻ, hoặc là đổ bỏ do hư hỏng. Vì thế mà những lần "giải cứu" đã được diễn ra liên tục. Tính từ ngày 4/2 - ngày đầu tiên tổ chức giải cứu dưa hấu - đến nay, mỗi ngày Co.op mart Nha Trang bán ra từ 12 - 14 tấn dưa. Tất nhiên, việc tổ chức bán dưa như thế này là cách để doanh nghiệp chia sẻ với nông dân chứ không hề tính toán đến lợi nhuận kinh doanh.

Người Việt “chuộng” nông sản nội địa hay chỉ mua để “giải cứu”? - Ảnh 1.

Hàng chục tấn dưa đã được "giải cứu" thành công

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên việc giải cứu dưa hấu được tổ chức tại nhiều địa phương trên cả nước. Điều này khiến cho cả người tiêu dùng lẫn những đơn vị kinh doanh không thể không đặt câu hỏi: Làm sao để nâng mức tiêu thụ nông sản ngay chính thị trường trong nước?

Trong khi so với giá cùng loại trong nước, giá trái cây nhập cao hơn gấp nhiều lần nhưng vẫn được ưa chuộng. Như nho đen không hạt Mỹ 247.500 đồng/kg, nho xanh không hạt Mỹ 176.900 đồng/kg. Trong khi đó, giá nho đỏ Ninh Thuận hiện là 43.800 đồng/kg, nho xanh Phan Rang giá 60.000 đồng/kg. Hay cam Mỹ là 64.900 đồng/kg, quýt Mỹ là 137.500 đồng/kg, trong khi cam sành Việt Nam 44.500 đồng và quýt loại 1 giá 75.000 đồng/kg.

Người Việt “chuộng” nông sản nội địa hay chỉ mua để “giải cứu”? - Ảnh 2.

Giá trái cây nhập khẩu cao gấp nhiều lần nhưng vẫn được dân "chuộng"

Tại sao nông sản chất lượng cao của chúng ta chỉ để xuất khẩu mà không quay về phục vụ nhu cầu rất lớn của người dân trong nước. Qua những lần giải cứu có thể thấy nhu cầu tiêu dùng của nhân dân rất cao, tuy nhiên người tiêu dùng sẽ không chờ đến những đợt giải cứu mới mua dưa hấu mà sẽ mua thường xuyên, nếu như dưa hấu khi đến tay người tiêu dùng có giá cả ồn định và chất lượng an toàn. Để làm được điều này, điều quan trọng là phải có những kênh tiêu thụ gắn kết với vùng sản xuất. Đây cũng là yêu cầu chung đối với rau quả Việt Nam khi muốn chiếm lĩnh ngay tại thị trường trong nước, chứ không phải mỗi tháng phải chi ra trên 100 triệu USD để nhập khẩu rau quả như trong năm qua.

Mai Trang
Cùng chuyên mục