Tập đoàn KSFinance (KSF) đề xuất thông qua nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty lên 50%

21/03/2022 07:30 GMT+7
Mới đây, HĐQT KSF đã trình tờ trình thông qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty và sửa Đổi điều lệ công ty lên ĐHĐCĐ xin phê duyệt.

CTCP Tập đoàn KSFinance (HNX: KSF) vừa công bố Nghị quyết về việc thông qua chương trình và tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Thời gian tổ chức Đại hội 8h30 ngày 9/4/2022, đại điểm tại Trụ sở chinghs công ty, tòa Sunshine Center, số 16 Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đáng chú ý, HĐQT KSF đã trình tờ trình thông qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty và sửa Đổi điều lệ công ty lên ĐHĐCĐ xin phê duyệt.

Theo đó, Căn cứ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường số 1805/2021/SSR/NQ-ĐHĐCĐ ngày 18/05/2021, ĐHĐCĐ đã phê duyệt tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Công ty là 0%. Nay xét với nhu cầu thực tế tạo điều kiện Công ty có thể huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, HĐQT kính trình ĐHĐCĐ thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Công ty với mức tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Công ty là 50%.

ĐHĐCĐ giao HĐQT, Tổng Giám đốc tiến hành các thủ tục rà soát lại tỷ lệ sở hữu nước ngoài sau khi thực hiện sửa đổi chi tiết ngành, nghề kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, thực hiện các thủ tục thông báo thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Công ty với Ủy ban Chứng khoán nhà nước khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của cổ đông và Công ty.

Tập đoàn KSFinance (KSF) đề xuất thông qua tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty lên đến 50% - Ảnh 1.

Tập đoàn KSFinance

Đồng thời HĐQT KSF trình ĐHĐCĐ xem xét, thông qua việc bỏ nội dung khoản 3 Điều 4. “Ngành nghề kinh doanh, mục tiêu hoạt động của Công ty và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa tại Công ty” của Điều lệ Công ty do không còn phù hợp.

Bên cạnh đó, nhằm thời tạo điều kiện Công ty có thể huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài theo quy định pháp luật, HĐQT KSF đề xuất sửa đổi chi tiết ngành, nghề kinh doanh công ty thành Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản. (không bao gồm Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng).

Xây dựng công trình điện (Không bao gồm hoạt động xây dựng và vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội).

Năm 2021, KSF ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 415 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ. Phía KSF giải trình, lợi nhuận tăng trong kỳ chủ yếu đến từ việc thoái cổ phần tại Công ty con, công ty liên kết trong năm và một phần từ tiền lãi đầu tư.

Q.D
Cùng chuyên mục