Trèo núi đá thu hoạch na

13/09/2020 15:41 GMT+7
Huyện Chi Lăng vào mùa thu hoạch na từ một tháng nay. Nhiều gia đình có hàng nghìn gốc cây na đã phải thuê thêm nhân công để kịp hái quả.
Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 1.

Huyện Chi Lăng vào mùa thu hoạch na từ một tháng nay. Nhiều gia đình có hàng nghìn gốc cây na đã phải thuê thêm nhân công để kịp hái quả.

Đứng chênh vênh trên mỏm đá núi, ông Nông Căn Hạnh (46 tuổi, dân tộc Tày, ở thôn Đông Quan, xã Bằng Mạc) vừa hái, vừa tìm những trái chín. Ông Hạnh là một trong số hàng chục người hái na thuê ở vùng biên ải và đã 6 năm theo nghề này.

Huyện Chi Lăng vào mùa thu hoạch na từ một tháng nay. Nhiều gia đình có hàng nghìn gốc cây na đã phải thuê thêm nhân công để kịp hái quả.

Đứng chênh vênh trên mỏm đá núi, ông Nông Căn Hạnh (46 tuổi, dân tộc Tày, ở thôn Đông Quan, xã Bằng Mạc) vừa hái, vừa tìm những trái chín. Ông Hạnh là một trong số hàng chục người hái na thuê ở vùng biên ải và đã 6 năm theo nghề này.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 2.

"24 ngày nay, chúng tôi đi đi về về 12 km để hái và gánh na cho chủ. Cây na ở đây trồng trên núi, người thợ phải biết leo trèo. Khó khăn nhất là thu hoạch vào những ngày mưa, đường trơn, cây ướt, không cẩn thận có thể lăn xuống vực", ông Hạnh nói.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 3.

Xách chiếc thúng, ông Hoàng Văn Chức (62 tuổi, thị trấn Đồng Mỏ) đi lại quanh vườn để hái, vừa theo dõi tiến độ công việc của những người thợ.

Ông Chức là chủ khu vườn 2.000 gốc na, rải rác ở ba dãy núi. Vụ này, gia đình ông thuê 7 người hái liên tục từ sáng đến chiều. "Tôi trả 300.000 đồng cho một người và nuôi ăn họ trong suốt vụ", ông nói.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 4.

Theo ông Chức, công đoạn hái na cần thận trọng."Phải chọn quả đã mở mắt to. Muốn giữ cho quả đẹp mã thì phải cầm nhẹ tay, giữ phấn và sương trên quả", ông nói. Thời gian hái thường từ 5-10h ca sáng, chiều từ 13-16h.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 5.

Có mặt trên núi từ sớm, những người hái na như ông Chức, ông Hạnh thường phải đeo bên hông dụng cụ đốt hương để đuổi muỗi.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 6.

Khi na được chất đầy thúng và giỏ (nặng khoảng 60 kg), những người thợ bắt đầu gánh na về nhà chủ. Trung bình mỗi ngày, một người có thể hái và gánh 250 kg.

"Tôi đã có gần 5 năm làm công việc này nhưng chỉ là thời vụ, khi chủ vườn cần, họ sẽ gọi. Mỗi mùa hái thuê, tôi kiếm được gần 10 triệu đồng", anh Nông Văn Tàu cho hay.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 7.

Hai người thợ gánh na vượt núi đá cao hơn trăm mét để về nhà chủ vườn.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 8.

Với những dãy núi quá cao, để kịp giờ lái buôn thu gom quả, những người thợ nghĩ cách lắp tời, chế ròng rọc để chuyển na xuống núi.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 9.

Người thợ dùng ròng rọc đưa na từ trên núi xuống đất.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 10.

Những sọt na tươi được đưa về nơi tập kết. Loài na mọc trên núi đá này có vị ngọt đậm, thịt thơm, màu vỏ xanh và sáng bóng.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 11.

Trên sân nhà, cả chủ vườn và thợ hái thuê cùng ngồi phân loại quả theo kích cỡ và giá.

Trèo núi đá thu hoạch na - Ảnh 12.

Những sọt na được đánh dấu, ghi rõ cân nặng trước khi chuyển cho thương lái.

Theo người dân, thị trường tiêu thụ na năm nay chủ yếu trong nước. Những năm trước, 25% na ở Chi Lăng xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc; còn năm nay nhiều người dân tập trung bán hàng qua Internet.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng cho biết, diện tích trồng na đạt chất lượng VietGap trên địa bàn đạt gần 400 ha, tăng gấp đôi so với năm ngoái. "Năm nay dự kiến toàn huyện thu được 6.000 tấn quả, mức giá ổn định từ 40.000 đến 90.000 đồng/kg", ông Lương Thành Chung, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chi Lăng nói.

Những sọt na được đánh dấu, ghi rõ cân nặng trước khi chuyển cho thương lái.

Theo người dân, thị trường tiêu thụ na năm nay chủ yếu trong nước. Những năm trước, 25% na ở Chi Lăng xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc; còn năm nay nhiều người dân tập trung bán hàng qua Internet.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng cho biết, diện tích trồng na đạt chất lượng VietGap trên địa bàn đạt gần 400 ha, tăng gấp đôi so với năm ngoái. "Năm nay dự kiến toàn huyện thu được 6.000 tấn quả, mức giá ổn định từ 40.000 đến 90.000 đồng/kg", ông Lương Thành Chung, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Chi Lăng nói.


Ngọc Thành
Cùng chuyên mục