Vận tải Biển Việt Nam (VOS) bị phạt do công bố thông tin không đúng thời hạn

11/06/2022 06:23 GMT+7
Vosco (VOS) bị phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn đối với các tài liệu.

Ngày 6/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Vận tải Biển Việt Nam (Vosco, HoSE:VOS).

Vosco bị phạt 70 triệu đồng do công bố thông tin không đúng thời hạn đối với các tài liệu sau: báo cáo tài chính quý II/2021, quyết định HĐQT về việc phê duyệt giao dịch thuê tàu với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam ngày 14/10/2021, và tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2021.

Về tình hình kinh doanh, trong quý I, doanh thu của Vosco ghi nhận đạt hơn 402 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 55,7 tỷ đồng.

Doanh thu và lợi nhuận quý này tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại sụt giảm khá mạnh so với 2 quý liền trước đó là quý III và quý IV/2021 (lần lượt ghi nhận mức gần 82 tỷ đồng và hơn 185 tỷ đồng).

 kết quả kinh doanh hợp nhất, doanh thu thuần quý I của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco, mã VOS) đạt hơn 402 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 55,7 tỷ đồng.

Doanh thu và lợi nhuận quý này tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại sụt giảm khá mạnh so với 2 quý liền trước đó là quý III và quý IV/2021 (lần lượt ghi nhận mức gần 82 tỷ đồng và hơn 185 tỷ đồng).

Theo giải trình của VOS, kết quả kinh doanh quý I tăng do đội tàu hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Trong kỳ này, Vosco đã ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho một số tàu hàng khô. Thị trường tàu container cũng khởi sắc hơn so với cùng kỳ nên 2 tàu container hoạt động hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, kỳ này có thêm doanh thu của 2 tàu dầu sản phẩm Đại An và Đại Phú là các tàu công ty đã thuê để quản lý và khai thác theo hình thức thuê tàu trần từ nửa cuối năm 2021. Ngoài ra, Vosco còn tiếp tục áp dụng nhiều giải pháp có hiệu quả để kiểm soát chi phí, đặc biệt là các chi phí lớn như sửa chữa, nhiên liệu, phụ tùng…

Vẫn theo báo cáo, quy mô tổng tài sản tính đến 31/3/2022 gần 2.772 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn hơn 537 tỷ đồng, tăng 7%. Hàng tồn kho cũng tăng 38%, lên hơn 124 tỷ đồng. Nợ phải trả giảm nhẹ, xuống còn gần 1.707 tỷ đồng.

Về cổ phiếu VOS, lên sàn từ năm 2010 với giá tham chiếu 18.000 đồng. Song thua lỗ triền miên đã đẩy giá cổ phiếu VOS xuống mức giá quanh 2.000 đồng từ năm 2016 và nhiều lần bị hạn chế thời gian giao dịch. Trong thông báo mới nhất từ Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vào tháng 8, cổ phiếu VOS được giao dịch toàn thời gian trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát.

Kết phiên ngày 10/6, cổ phiếu VOS ở mức 15.600 đồng/cp, tăng 276% sau một năm.

Công ty Vận tải biển Việt Nam, tiền thân của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam được thành lập ngày 1/7/1970 theo Quyết định của Bộ Giao thông Vận tải trên cơ sở hợp nhất ba đội tàu Giải Phóng, Tự Lực, Quyết Thắng và một Xưởng vật tư. VOSCO được thành lập lại theo Quyết định số 29/TTG ngày 26/10/1993 của Thủ tướng Chính phủ.

Công ty bắt đầu chuyển đổi sang mô hình cổ phần từ năm 2008. Đến nay, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC, UPCoM: MVN) vẫn là cổ đông lớn nhất với 51% cổ phần, tương đương 714 tỷ đồng.


O.L
Cùng chuyên mục