4 tháng, nhập khẩu thép từ Trung Quốc tăng 7,3%

18/05/2019 21:14 GMT+7
Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2019 chiếm gần 42% lượng thép nhập khẩu của Việt Nam. Giá nhập khẩu trung bình giảm 13,7%.

Trung Quốc là thị trường hàng đầu cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam, chiếm 41,9% trong tổng lượng và chiếm 39,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép về Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 đạt 4,67 triệu tấn, tương đương 3,13 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng 3,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.

Riêng tháng 4/2019 giảm trên 3% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 3/2019 nhưng tăng 11,6% về lượng và tăng 2,9% về kim ngạch so với cùng tháng năm trước, đạt 1,3 triệu tấn, tương đương 868,52 triệu USD.

Giá sắt thép nhập khẩu nhập trong tháng 4/2019 đạt 66,8,6 USD/tấn, tăng 0,9% so với tháng 3/2019 nhưng giảm 7,8% so với tháng 4/2018. Tính trung bình trong cả 4 tháng đạt 670,3 USD/tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Trung Quốc luôn là thị trường hàng đầu cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam, chiếm 41,9% trong tổng lượng và chiếm 39,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 1,95 triệu tấn, tương đương 1,22 triệu USD, tăng 7,3% về lượng, nhưng giảm 7,4% về kim ngạch so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu đạt trung bình 625,7 USD/tấn, giảm 13,7%.

Ngoài thị trường chủ đạo là Trung Quốc, thì Việt Nam còn nhập khẩu nhiều sắt thép từ các thị trường như: Hàn Quốc, nhật Bản, Đài Loan Ấn Độ; trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc 545.745 tấn, tương đương 451,78 triệu USD, chiếm 11,7% trong tổng lượng và chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch, giảm 8,2% về lượng và giảm 4,6% về kim ngạch so với cùng kỳ; tuy nhiên giá nhập khẩu tăng 3,9%, đạt trung bình 827,8 USD/tấn.

Nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm trên 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 614.594 tấn, tương đương 424,94 triệu USD, giảm 13% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ. Giá nhập khẩu đạt 690 USD/tấn, tăng nhẹ 0,5%.

Sắt thép nhập khẩu từ Đài Loan trong tháng 4/2019 tăng rất mạnh 73,4% về lượng và tăng 68,8% về kim ngạch so vứi tháng liền kề trước đó, đạt 212.094 tấn, tương đương 123,16 triệu USD; tính chung cả 4 tháng nhập khẩu từ thị trường này tăng 11,4% về lượng và tăng 2,2% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 514.707 tấn, tương đương 305,61 triệu USD, chiếm 11% trong tổng lượng và chiếm 9,8% trong tổng kim ngạch.

Trong 4 tháng đầu năm nay nhập khẩu sắt thép đáng chú ý nhất là từ thị trường Bỉ, mặc dù lượng nhập không cao, chỉ 7.690 tấn, tương đương 15,88 triệu USD, nhưng so với 4 tháng đầu năm 201 thì tăng đột biến gấp 4,2 lần về lượng và tăng gấp 14,8 lần về kim ngạch; giá nhập từ thị trường này cũng tăng rất mạnh 254% so với cùng kỳ, đạt 2.065 USD/tấn.

Ngoài ra, nhập khẩu còn tăng mạnh ở các thị trường như: Indonesia cũng tăng mạnh 280,8% về lượng và tăng 671,4% về kim ngạch, đạt 71.339 tấn, tương đương 124,46 triệu USD; Mexico tăng 753,9% về lượng và tăng 793,3% về kim ngạch, đạt 1.648 tấn, tương đương 1,35 triệu USD; Pháp tăng 211,7% về lượng và tăng 567,4% về kim ngạch, đạt 801 tấn, tương đương 13,27 triệu USD; Malaysia tăng gấp 14,8 lần về lượng và tăng gấp 6,1 lần về trị giá, đạt 166.016 tấn, tương đương 93,86 triệu USD.

Ngược lại, nhập khẩu sắt thép sụt giảm mạnh tư các thị trường sau: Saudi Arabia giảm 99,7% về lượng và giảm 97,9% về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 83 tấn, tương đương 0,06 triệu USD; Hồng Kông giảm 95,8% về lượng và giảm 83,9% về kim ngạch, đạt 75 tấn, tương đương 0,25 triệu USD; Đan Mạch giảm 99,4% về lượng và giảm 79,2% về kim ngạch, đạt 41 tấn, tương đương 0,77 triệu USD.

Theo Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại
Cùng chuyên mục