Anh và EU: Chỉ một số điều khoản thỏa thuận được tiến hành trong năm 2020

28/01/2020 20:02 GMT+7
Một trong những việc đầu tiên Boris Johnson làm sau khi trúng cử Thủ tướng là ra hạn 31/12 năm nay để có các thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên có khả năng chỉ vài thỏa thuận được thông qua vào năm nay.
Chỉ một số điều khoản thỏa thuận thương mại giữa Anh – EU được tiến hành trong năm nay - Ảnh 1.

Thỏa thuận thương mại Anh - EU khó mà thông qua hoàn toàn trong năm nay

Thủ tướng Anh cho rằng sự thiếu hụt thời gian để thương thảo những thỏa thuận bao quát với EU khiến ông này kéo dài thời hạn đến hai năm, trong khi EU có khả năng cao sẽ đồng ý và thông qua một số thương thảo vào cuối tháng Hai. Điều này dẫn đến việc sẽ chỉ còn 10 tháng cho ông Boris để đảm bảo các thảo thuận này cũng như đi kèm với rủi ro rằng,  Anh có thể kết thúc thời gian chuyển giao mà không đạt được thỏa thuận nào.

EU là đối tác thương mại lớn nhất của Anh. Vào năm 2018, EU chiếm gần một nửa hay 45,3% sản lượng xuất khẩu từ Anh. Ngược lại, Anh chỉ mua 6-7% sản lượng xuất khẩu của EU. Điều này sẽ ảnh hưởng đến 2% GDP nước này so với chỉ 0,03% ở EU.

Các thỏa thuận thương mại giữa EU và các quốc gia như Canada, Nhật Bản và Singapore cần đến 6-8 năm để có được sự đồng thuận. Tuy vậy, mối lo về việc không có được bất cứ thỏa thuận nào trong năm 2020 khiến cả London và Brussel thúc đẩy các buổi gặp mặt và phạm vi. Khả năng cao giai đoạn đầu tiên sẽ chỉ đạt được với hai ngành là đánh cá và hàng hóa.

Theo đó, hàng hóa Anh nếu muốn đến được EU sẽ phải chứng minh được rằng chúng được nhập khẩu từ Anh dưới thỏa thuận thương mại tự do. Hoãn ở hải quan có khả năng cao sẽ xảy ra bởi việc áp dụng các điều luật về nguồn gốc sẽ đòi hỏi sự kiểm tra, trong khi một số công ty sẽ cần thay thế nhập khẩu với các sản phẩm nội địa với giá đắt hơn, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Vấn đề lớn hơn có thể xuất hiện nếu Anh muốn có những thỏa thuận với các bên khác, như Mỹ, mà không được sự chấp nhận từ EU, vì vậy những cuộc thương thảo giữa Anh và Eu sẽ trở nên khó khăn và đòi hỏi nhiều thời gian hơn.

Giai đoạn hai hướng đến các ngành dịch vụ, là phần lớn nhất của nền kinh tế Anh. Thương mại dịch vụ đóng góp một nửa giá trị xuất khẩu của Anh và tăng 350% mức xuất khẩu vào EU so với từ năm 1992, trong khi xuất khẩu hàng hóa chỉ tăng 60%. Dịch vụ tài chính chiếm vai trò quan trọng vào sự tăng trưởng này.

Nếu các cuộc thương thảo về hàng hóa có thể gặp khó khăn, ngành dịch vụ sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn, phần lớn bởi việc đồng thuận với các chuẩn mực không thuế như công cụ đánh giá thường xuyên là rất quan trọng. Tiếp cận thị trường EU sẽ phụ thuộc vào các chuẩn mực và điều luât khác nhau theo từng lĩnh vực, đòi hỏi các thỏa thuận chi tiết và đặc biệt cụ thể. Ví dụ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, EU hướng đến việc đưa ra điều kiện khó khăn hơn hướng đến các hoạt động xuyên quốc gia, trong khi thích ứng những điều luật để cho phép một vài chức năng có thể tiếp tục được duy trì trong khối EU hơn là với UK.

Mục tiêu của ông Johnson trong việc tìm kiếm một thỏa thuận với EU trong năm 2020 và thuận lợi cho Anh cho thấy nhiều sự bất ổn. Nếu cả hai bên tiến hành các buổi thương thảo, khả năng cao có thể đạt được thỏa thuận tập trung hoàn toàn vào hàng hóa trong khung 10 tháng. Tuy nhiên, thỏa thuận về các ngành dịch vụ là bất khả thi trong năm nay, hay thậm chí năm sau. Nếu chính phủ nước này muốn có bất cứ thỏa thuận nào, họ cần đưa ra giới hạn với tham vọng của mình về việc đạt được thỏa thuận trong nhiều hơn một hạng mục.

Vân Anh
Cùng chuyên mục