Chủ tịch Amcham: Mong Việt Nam đẩy nhanh quá trình cấp phép cho các dự án năng lượng sạch

22/04/2023 18:41 GMT+7
Nêu kiến nghị tại Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài, ông Greg Testerman bày tỏ những quan ngại về sự chưa ổn định trong chính sách về điện của Việt Nam và mong muốn Việt Nam đẩy nhanh quá trình cấp phép cho các dự án năng lượng sạch.

Ông Greg Testerman, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa kỳ tại Việt Nam (Amcham) đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường chính sách và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 nhấn mạnh tính cấp thiết của việc  chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch. Amcham mong muốn Việt Nam sẽ thúc đẩy đầu tư vào điện gió, điện mặt trời ngoài khơi cũng như hệ thống pin lưu trữ.

"Tuy nhiên, các doanh nghiệp thành viên của Amcham vẫn có những quan ngại về sự chưa ổn định trong chính sách về điện của Việt Nam và mong muốn Việt Nam đẩy nhanh quá trình cấp phép cho các dự án năng lượng sạch. Điều này sẽ nhanh chóng có tác động tích cực vào tính cạnh tranh của ngành năng lượng Việt Nam. Chúng tôi cũng mong muốn Việt Nam sẽ sớm thông qua Quy hoạch điện VIII, hiện có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang chờ đợi việc này", ông Greg Testerman nói.

Chủ tịch Amcham: Mong Việt Nam đẩy nhanh quá trình cấp phép cho các dự án năng lượng sạch - Ảnh 1.

Ông Greg Testerman, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa kỳ tại Việt Nam (Amcham): Amcham đánh giá rất cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường chính sách và đơn giản hóa thủ tục hành chính - Ảnh: VGP

Amcham mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển hệ thống pin dự trữ điện trong Quy hoạch điện VIII, việc thông qua việc mua bán điện trực tiếp và có kế hoạch cho phép các công ty có cam kết cao trong việc giảm phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch tham gia vào quá trình này.

Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và AmCham sẽ tiếp tục thảo luận với Bộ Thông tin và Truyền thông và đánh giá cao hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này.

Trong lĩnh vực y tế, các thành viên của Amcham cũng đang phải đối mặt với quá trình cấp phép mất nhiều thời gian, AmCham để nghị Quốc hội sớm thông qua Nghị định 80 để cho phép đẩy nhanh việc cho phép cấp phép gia hạn các giấy phép về thực phẩm sắp hết hạn. Amcham khuyến nghị nên thực hiện một giải pháp lâu dài để điều chỉnh các quy trình của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn toàn cầu, bao gồm sửa đổi Luật Dược.

Các doanh nghiệp của Hoa Kỳ luôn mong muốn đóng góp lợi ích về tài chính cũng như kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp cho Việt Nam, vì vậy Amcham mong việc tạo điều kiện cho việc nhập cảnh được thông suốt, trong đó có tạo điều kiện cho nhập cảnh của khách du lịch sẽ tác động tích cực đến kinh tế Việt Nam.

Vì lợi ích sức khỏe cộng đồng, Amcham mong muốn Bộ Tài chính xem xét, nghiên cứu các tác động của đề xuất áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng loại thuế này không có tác dụng lắm trong việc giảm thiểu tỉ lệ béo phì, tiểu đường trong khi đó áp dụng loại thuế này sẽ gây ảnh hưởng đến ngành nước giải khát Việt Nam vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 cũng như sẽ ảnh hưởng đến nhiều ngành khác như mía, bán lẻ, đóng gói và logistics…

Các doanh nghiệp Amcham luôn đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường và luôn ủng hộ nỗ lực của Chính phủ trong xây dựng nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về EPR.

Cụ thể: Thứ nhất, vẫn chưa có định mức chi phí tái chế (Fs), điều này ngăn cản các doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024. Nhiều đề xuất có điểm F rất cao vì họ không thể thực hiện khi tính đến giá trị của vật liệu thu hồi, có nguy cơ gây tăng giá rất lớn, Do đó, đề nghị Chính phủ sớm ban hành định mức chi phí tái chế Fs để các doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh vào năm 2024.

Thứ hai, vì đây là chính sách rất mới nên nhiều loại bao bì, sản phẩm chưa có công nghệ tái chế hoặc tái chế nên đề nghị trong 2 năm đầu (2024 &2025) tập trung hướng dẫn thực hiện chỉ thu hồi nếu doanh nghiệp khai báo không đầy đủ hoặc không chính xác, không áp dụng hình thức xử phạt, trừ trường hợp cố tình không khai báo hoặc cố tình gian lận.


O.L
Cùng chuyên mục