Diễn biến mới trong vụ tài xế mua xe Fadil "tố" FastGo lừa đảo
Trong thông báo phát đi chiều 20/11, Công ty Cổ phần FastGo cho biết, sẽ xem xét rút đơn kiện các tài xế trong vụ việc tài xế sử dụng xe VinFast Fadil treo băng rôn với nội dung "FastGo lừa đảo mua xe Fadil làm cho tài xế vỡ nợ".
Cụ thể, trong ngày 19/11, hai người trong nhóm tài xế từng phản đối FastGo đã có buổi làm việc với đại diện công ty. Trong biên bản ghi lại nội dung buổi làm việc này, hai tài xế này cho biết, trong quá trình đổi soát và vận hành chương trình VinFastCar đã dán băng rôn trước và sau xe với nội dung "FastGo lừa đảo mua xe Fadil làm cho tài xế vỡ nợ" và lưu thông trên đường phố. Đồng thời, các tài xế này tụ tập ở sảnh tòa nhà VTC Online tại 18 Tam Trinh, Hà Nội - nơi đặt trụ sở của FastGo - thu hút sự chú ý của nhiều người.
Hai tài xế đã viết cam kết và đưa ra lời xin lỗi FastGo. Được biết, trong buổi làm việc này hai tài xế cũng bày tỏ nguyện vọng tiếp tục được tạo điều kiện tham gia kinh doanh trong chương trình VinFastCar.
"Vì vậy, FastGo sẽ xem xét rút đơn kiện đối với các tài xế này, đồng thời xem xét cho các đối tác tài xế này tiếp tục tham gia chương trình đối tác tài xế theo thoả thuận trước đây", thông báo phát đi của FastGo cho hay.
Trao đối với 1 trong số 3 tài xế trong vụ việc, tài xế này xác nhận hai trong 3 tài xế liên quan đến vụ việc trên đã tới công ty FastGo để thương lượng, tiếp tục chạy xe.
Vị tài xế này cũng thông tin thêm, nhóm tài xế gồm 15 người đã đăng ký tham gia chương trình VinFastCar. Đây đều là những người rất hoàn cảnh. Để mua xe chạy FastGo họ đều phải vay tiền ngân hàng, có người phải bán xe cũ vay thêm ngân hàng, có người vay ngân hàng tới 75% giá trị xe. Vì vậy, những tài xế này đều là những người yếu thế, bất đắc dĩ mới phải căng băng rôn phản đối như sự việc vừa qua. Các tài xế đều muốn giải quyết vụ việc để tiếp tục làm ăn, kiếm tiền trả nợ ngân hàng.
Trước đó, như Etime đã đưa tin, sáng này 13/11, một vài chiếc xe Fadil dán dòng chữ FastGo lừa đảo mua xe Fadil làm cho tài xế vỡ nợ"ở phía trước và sau xe quanh tòa nhà số 18 đường Tam Trinh. Hình ảnh này nhanh chóng lan truyền đi trên mạng xã hội và khiến không ít người bất ngờ.
Theo ghi nhận ban đầu, có 4 chiếc Fadil dán khẩu hiệu được các tài xế cho đậu tại khu vực này. 1 trong 4 tài xế tập trung tại đây cho biết do chính sách FastGo đưa ra ban đầu hấp dẫn không thu % hoa hồng, cam kết doanh thu 25 triệu đồng/tháng nên rất nhiều tài xế đã bán xe để mua xe Fadil chạy FastGo. Tuy nhiên, sau gần 2 tháng chạy xe, doanh thu của các tài xế này không đủ dù online 12 tiếng mỗi ngày. Nguyên nhân tài xế này cho hay là do "FastGo không có khách". Mua xe trả góp nhưng doanh thu không đủ khiến các tài xế bị áp lực trong việc trả lãi ngân hàng và dẫn đến sự việc nói trên.
Ngày 14/11, đại diện công ty FastGo cho biết, đây là 3 tài xế cá biệt trong số nhiều đối tác tài xế mua xe VinFast Fadil và tham gia làm tài xế FastGo theo thoả thuận hợp tác với công ty FastGo.
Theo thoả thuận này, đối tác tài xế tham gia sẽ được cam kết doanh thu lên đến 25 triệu đồng/tháng nếu đáp ứng được các điều kiện hoạt động của công ty. Tuy nhiên trong tháng 10/2019, 3 đối tác lái xe gây ra sự việc nêu trên chưa đáp ứng các điều kiện cam kết, đặc biệt là tỷ lệ hoàn thành chuyến đi rất thấp (nhận cuốc xong lại huỷ không đón khách hoặc không đón được khách). Đồng thời, FastGo cũng khẳng định, thoả thuận hợp tác và cam kết với các đối tác lái xe là hoàn toàn tự nguyện, minh bạch và đầy đủ thông tin.
Trong khi đó, trao đổi với Etime, các tài xế nêu trên cho rằng thông tin do FastGo cung cấp không đúng so với thoả thuận ban đầu giữa hai bên.
Một tài xế cho biết: Trong Quyết định về việc thông qua và triển khai Chính sách cho tài xế VinfastCar ngày 17/8/2019, tại mục Quy định về cam kết hỗ trợ doanh thu, các tài xế phải có nghĩa vụ đảm bảo tỷ lệ nhận chuyến trên hoặc bằng 90% cũng như tuân thủ quy chế cho tài xế thông thường khác của FastGo. Tuy nhiên, hoàn toàn không có điều khoản tài xế phải đảm bảo tỷ lệ thành công trên hoặc bằng 90% (không tính các cuốc hủy)... Như vậy, không thể nói rằng, các tài xế chưa đáp ứng các điều kiện cam kết.
Chưa kể, trong quá trình vận chuyển hành khách, tài xế đang thực hiện chuyến đi mà vẫn nhận được chuyến đến. Rõ ràng, trong trường hợp đó, tài xế sẽ phải thực hiện hủy chuyến nếu không đảm bảo thời gian đón trả khách.
Ngoài ra, trên ứng dụng FastGo ban đầu cũng có mục tỷ lệ nhận chuyến. Nhưng không hiểu tại sao sau khi cập nhật ứng dụng không còn hiển thị mục này mà thay vào đó là mục tỷ lệ thành công. Để đạt được tỷ lệ thành công như vậy là cực kỳ khó khăn. Ngay cả những hãng vận tải công nghệ như Grab, Be cũng không làm tỷ lệ thành công.
"Nếu như có tỷ lệ thành công thì trong hợp đồng phải ghi tỷ lệ thành công chứ không phải là tỷ lệ nhận chuyến. Tỷ lệ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bất kỳ lái xe công nghệ nào và với tỷ lệ thành công như vậy thì không bao giờ có thể đạt được. Bởi hiện nay có rất nhiều trường hợp khách hàng book ảo, khách hàng huỷ chuyến.
Ngoài ra, khi chúng tôi ký cam kết với FastGo sẽ có chế độ tự động nhận chuyến. Khi đã tự động thì không bao giờ có thể trôi được cuốc nào. Vì vậy tỷ lệ nhận chuyến của chúng tôi luôn là 100%", tài xế