Giá cà phê giảm nhẹ, giá tiêu đi ngang trong phiên cuối tuần
Giá cà phê giảm nhẹ phiên cuối tuần
Giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay 20/7 lại bất ngờ giảm nhẹ sau hai phiên tăng liên tiếp, mức giảm bình quân 200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Lắk ngày 20/7 giảm còn 34.100 đồng/kg, thấp hơn 200 đồng/kg so với cuối phiên ngày hôm qua. Một số huyện như Cư M’gar của Đắk Lắk cao nhất được 34.200 đồng/kg. Những huyện khác trong tỉnh như Ea H’Leo và thị xã Buôn Hồ thấp hơn, khoảng 34.100 đồng/kg.
Tại thị xã Gia Nghĩa và một số huyện của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê robusta cũng có mức giảm tương tự, còn 33.800 đồng/kg. Hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum giá cà phê robusta cũng giảm 200 đồng còn 33.800 đồng/kg.
Giá cà phê robusta tại Lâm Đồng cũng giảm còn 33.100 đồng/kg, thấp hơn 200 đồng/kg so với ngày hôm qua. Ở một số khu vực như Lâm Hà, Di Linh… của Lâm Đồng giá cà phê cao nhất đạt 33.400 đồng/kg.
Tại thị trường thế giới, giá cà phê robusta trên sàn London (Anh) giảm 8 USD/tấn, xuống còn 1419 USD/tấn, giá cà phê arabica tại New York (Mỹ) cũng giảm nhẹ.
Theo lý giải của giới thương nhân, hai phiên trước giá cà phê hai sàn có xu hướng hồi phục, nhưng chưa lấy được hết những mất mát của phiên giảm mạnh trước đó.
Đồng Reais tăng nhẹ, trong khi chứng khoán Mỹ bất ngờ đảo chiều giảm do thị trường lo ngại căng thẳng thương mại sẽ còn lâu mới kết thúc, theo ý kiến của tổng thống Mỹ. Dòng vốn đầu cơ chảy qua thị trường nông sản do suy đoán Trung Quốc sẽ tăng mua để giảm căng thẳng.
Giá cà phê tăng khá còn do Brasil giảm bán và thị trường có thêm thông tin nhà đầu tư FNTL FCStone cho rằng thiệt hại do sương giá vừa qua gây ra chưa được tính toán đầy đủ và chính xác.
Mối lo về triển vọng cắt giảm lãi suất USD của Fed. Thêm vào đó Báo cáo thanh khoản của Funcafé niên vụ 2018/2019 tăng cao cho thấy ngành cà phê Brasil phát triển thuận lợi đã kích thích việc mở rộng diện tích và gia tăng sản lượng mà vụ mùa 2018 đạt hơn 60 triệu bao và xuất khẩu đạt kỷ lục lịch sử mới
Giá tiêu hôm nay 20/7, tại thị trường Tây Nguyên và Đông nam bộ đứng yên và dao động quanh mức 44.000-46.000 đồng/kg.
Giá tiêu dao động nhẹ
Cụ thể, giá tiêu Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang có mức 46.000 đồng/kg. Giá tiêu Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa), Bình Phước là 45.000 đồng/kg. Gia Lai giữ mức 44.500 đồng/kg và Đồng Nai 44.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh miền Trung (đơn vị: nghìn đồng)
Xuất khẩu hồ tiêu tháng 6 giảm 18,37% so với tháng trước nhưng Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới.
Theo dữ liệu báo cáo sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, xuất khẩu tháng 6/2019 đạt 31.032 tấn tiêu các loại, giảm 6.984 tấn, tức giảm 18,37 % so với tháng trước nhưng lại tăng 8.949 tấn, tức tăng 40,52% so với cùng kỳ năm trước.
Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu trong kỳ đạt 76,04 triệu USD, giảm 17,4 triệu USD, tức giảm 18,62 % so với tháng trước nhưng lại tăng 5,22 triệu USD, tức tăng 7,37% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế khối lượng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 đạt tổng cộng 176.810 tấn tiêu các loại, tăng 44.994 tấn, tức tăng 34,13 % so với xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu 6 tháng đầu năm 2019 đạt tổng cộng 452,12 triệu USD, giảm 0,19 triệu USD, tức giảm 0,04 % so với cùng kỳ.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 2.450 USD/tấn, giảm 0,33 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 5/2019.
Từ năm 2010 đến nay, diện tích hồ tiêu ở nước ta tăng rất nhanh. Đến hết năm 2017 có 153.000ha, tăng gần 200% so với năm 2010. Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam đạt 244 ngàn tấn năm 2017, chiếm 50% sản lượng hồ tiêu của thế giới.
Hiện, cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp thu mua chế biến và xuất khẩu hồ tiêu. Lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt kim ngạch 1,12 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu cũng mở rộng từ 40 nước (2014) lên trên 90 nước.
Theo giới thương nhân kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu, dự kiến Việt Nam năm 2019 sẽ lập mức kỷ lục lịch sử xuất khẩu mới với khoảng 290.000 – 300.000 tấn hồ tiêu các loại, tiếp tục duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới.