Giá cao su hôm nay 9/4: Cao su chốt tuần tươi sáng, lo giá tuần tới

09/04/2022 19:35 GMT+7
Giá cao su hôm nay 9/4 tăng ở cả hai sàn. Các nhà đầu tư lo ngại giá cao su khó giữ đà tăng tuần tới, bởi nhu cầu cao su tự nhiên ở Thượng Hải vẫn thấp hơn dự kiến do tình trạng phong tỏa tiếp diễn khiến giá cao su còn biến động, từ đó tác động tới giá cao su ở Osaka.

Giá cao su hôm nay 9/4 tăng ở cả hai sàn

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 4/2022 ghi nhận mức 265 Yen/kg, tăng 0,75% (tương đương 2 Yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 17h24 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2022 được điều chỉnh lên mức 13.245 NDT/tấn, tăng 0,38% (tương đương 50 NDT) so với giao dịch trước đó.

Giá cao su hôm nay 9/4: Cao su chốt tuần tươi sáng, lo giá tuần tới - Ảnh 1.

Cập nhật lúc: 09/04/2022 lúc 17:24:01

Giá cao su hôm nay 9/4: Cao su chốt tuần tươi sáng, lo giá tuần tới - Ảnh 2.

Cập nhật lúc: 09/04/2022 lúc 17:24:01

Giá cao su hôm nay 9/4: Cao su chốt tuần tươi sáng, lo giá tuần tới - Ảnh 3.

Giá cao su hôm nay 9/4 tăng ở cả hai sàn.

Vào hôm qua (8/4), giá cao su tự nhiên giảm tại các thị trường chủ chốt của Kerala (Ấn Độ), do nhu cầu trầm lắng từ những người mua số lượng lớn trong nước sau đợt tăng giá gần đây. Các nhà giao dịch cho biết, nhu cầu từ các nhà sản xuất lốp xe giảm đang ảnh hưởng đến giá cả.

Những lo ngại về nguồn cung đã thúc đẩy đà giảm. EJ Sunny, chủ sở hữu của Edattukdi Rubber Traders có trụ sở tại Ernakulam, cho biết, việc khai thác cao su tại Kerala - nhà sản xuất cao su lớn nhất cả nước, đã chậm lại do nhiệt độ tăng.

Liên đoàn Hiệp hội Các đại lý Ô tô Ấn Độ (FADA), nhận định, doanh số bán ô tô tại Ấn Độ khó có thể quay trở lại mức trước Covid-19 trong năm tài chính này vì nhu cầu thấp và khả năng mua đã ảnh hưởng đến doanh số bán xe hai bánh.

Liên đoàn cho biết, họ vẫn cực kỳ thận trọng về xung đột Nga - Ukraine và các cuộc phong tỏa ở Trung Quốc, vì cả hai yếu tố đều liên quan đến sự sẵn có của các nguyên liệu đầu vào chính cho ngành ô tô.

Theo ước tính, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 233 triệu USD, tăng 15,9% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với tháng 3/2021.

Theo đó, giá cao su xuất khẩu bình quân tăng 0,2% so với tháng 02/2022 và tăng 2,3% so với tháng 3/2021, lên mức 1.792 USD/tấn.

Trong tháng 3/2022, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước ổn định. Tại Bình Phước giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 330-340 đồng/độ mủ. Giá mủ cao su tại Gia Lai được thu mua với giá 310-320 đồng/độ TSC, ổn định.

Đáng chú ý, thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2022 giảm so với cùng kỳ năm 2021.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với kim ngạch 462,06 triệu USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) ước tính sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 đạt khoảng 14,55 triệu tấn, tiêu thụ ở mức 14,39-14,82 triệu tấn.

Nhu cầu cao su toàn cầu đã tăng mạnh khi diễn biến đại dịch Covid-19 trở nên phức tạp. Lĩnh vực y tế cần bổ sung rất nhiều sản phẩm liên quan đến cao su, đặc biệt là găng tay.

Nhu cầu thế giới đã vượt quá năng lực sản xuất, với nhu cầu về găng tay tăng 40% kể từ khi bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19. Chỉ riêng ở Mỹ, việc tiêm phòng đầy đủ cho toàn bộ dân số tạo ra mức tiêu thụ khoảng 660 triệu găng tay, theo một phân tích của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ.

Hầu hết nguồn cung cấp găng tay cao su trên thế giới được sản xuất ở Đông Nam Á, nơi có các nguyên liệu thô cho găng tay nitrile (một loại cao-su tổng hợp) và cao su tự nhiên.

Chủ tịch Hiệp hội Cao su Ấn Độ cho biết, Ấn Độ có nhiều cơ hội lớn để tăng xuất khẩu các sản phẩm cao su. Mỗi năm, Ấn Độ tiêu thụ gần 11 vạn tấn cao su tự nhiên và 5 vạn đến 6 vạn tấn cao su tổng hợp.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục