Giá cao su hôm nay 30/3: Giá cao su "lội" ngược dòng, biến động cực mạnh

30/03/2022 14:31 GMT+7
Giá cao su hôm nay 30/3 đảo ngược chiều tăng mạnh, cao su kỳ hạn đồng loạt tăng trên các sàn trọng điểm tại khu vực châu Á, bao gồm sàn Osaka và Thượng Hải.

Giá cao su hôm nay 30/3: Giá cao su "lội" ngược dòng, biến động cực mạnh

Tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su ngày 30/3/2022, lúc 14h00, kỳ hạn tháng 8/2022, tăng mạnh lên mức 256,2 Yen/kg, tăng mạnh 3,7 Yen, tương đương 1,47%.

Giá cao su tại Thượng Hải – Shanghai Futures Exchange (SHFE): Giá cao su kỳ hạn tháng 4/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 160 NDT, lên mức 13.420 NDT/tấn, tương đương 1,21%.

Giá cao su hôm nay 30/3: Giá cao su "lội" ngược dòng, biến động cực mạnh  - Ảnh 1.

Cập nhật lúc: 30/03/2022 lúc 14:00:01

Giá cao su hôm nay 30/3: Giá cao su "lội" ngược dòng, biến động cực mạnh  - Ảnh 2.

Cập nhật lúc: 30/03/2022 lúc 14:00:01

Giá cao su hôm nay 30/3: Giá cao su "lội" ngược dòng, biến động cực mạnh  - Ảnh 3.

Nguồn dữ liệu: Singapore Commodity Exchange Ltd (SICOM); Bloomberg; Rubber Association of Singapore Commodity Exchange (RASCE); International Rubber Study Group; Asian Wall Street Journal; World Bank.

Đối với giá cao su, hai sàn giao dịch TOCOM và Thượng Hải ghi nhận đồng nhất trong phiên hôm nay.

Giá cao su tại Nhật Bản đạt mức cao nhất 2 tuần, sau khi đồng Yen giảm so với đồng USD. Giá cao su Nhật Bản tăng do giá dầu cũng đảo chiều đi lên mạnh, trong khi mưa rào tại Thái Lan thời gian qua làm tăng lo ngại thiếu hụt nguồn cung. 

Các nhà sản xuất găng tay cao su có thể đang dự trữ nguyên liệu thô do dự đoán sản lượng từ Thái Lan trong những tháng tới giảm khi nước này đang bước vào mùa đông. Tổng cục Cao su Thái Lan (RAOT) cho biết, nước này dự kiến sẽ sản xuất được 4,9 triệu tấn cao su tự nhiên trong năm 2022, tăng 1,82% so với năm 2021. 

Quý I/2022, ngành cao su nước này dự kiến xuất khẩu khoảng 1,1 triệu tấn, tăng 4,29% so với cùng kỳ năm 2021. Thái Lan là nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 1/3 sản lượng cao su toàn cầu mỗi năm. 

Theo RAOT, Thái Lan dự kiến xuất khẩu khoảng 4,22 triệu tấn cao su trong năm 2022, tăng 2% so với năm 2021. Xuất khẩu cao su của Thái Lan sẽ được hỗ trợ bởi nhu cầu cao su trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và găng tay y tế ngày càng tăng, trong khi tồn kho cao su tại cảng Thanh Đảo (Trung Quốc) ở mức thấp. 

Tồn kho cao su tại cảng Thanh Đảo đã giảm đáng kể trong năm 2021 do hoạt động vận tải gặp khó khăn, chi phí vận tải cao. Dự trữ cao su của Thái Lan có khả năng giảm theo xu hướng giảm dự trữ tại Thanh Đảo.

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) ước tính sản lượng cao su toàn cầu năm 2022 đạt khoảng 14,55 triệu tấn, tiêu thụ ở mức 14,39 14,82 triệu tấn. Tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng 2 - 5%, do đó, sản lượng năm 2022 có thể ít hơn nhu cầu.

ANRPC dự báo, yếu tố hỗ trợ giá cao su năm 2022 bao gồm điều kiện thời tiết và dịch Covid-19 khiến nhu cầu găng tay cao su và quần áo bảo hộ cá nhân tăng. Trong khi đó, những thách thức có thể ảnh hưởng đến nhu cầu cao su bao gồm thiếu chất bán dẫn (có thể ảnh hưởng đến sản xuất ô tô), tình trạng thiếu container, chi phí vận tải cao và thông quan chậm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. 

Giá cao su hôm nay 30/3: Giá cao su "lội" ngược dòng, biến động cực mạnh  - Ảnh 4.

Giá cao su ngày 30/3: Giá cao su "lội" ngược dòng, biến động cực mạnh. Ảnh: CTV

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, các thị trường Đức, Hàn Quốc, Mỹ... đang tăng nhập khẩu cao su Việt Nam.

Thị trường Đức: Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) cho biết, năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 10 cho Đức với 40,58 ngàn tấn, trị giá 84,37 triệu USD. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Đức chiếm 4,2%, tăng nhẹ so với mức 3,7% của năm 2020.

Trong năm 2021, Đức nhập khẩu 279,27 nghìn tấn cao su tự nhiên trị giá 554,14 triệu USD, tăng 22,9% về lượng và tăng 58,3% về trị giá so với năm 2020. Bờ Biển Ngà, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Malaysia là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Đức trong năm 2021, nhập khẩu từ các thị trường này đều tăng cả về lượng và trị giá so với năm 2020. Trong năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Đức, với 40,58 nghìn tấn, trị giá 84,25 triệu USD.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Đức trong năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Pháp và Bỉ giảm. Theo số liệu của ITC, Việt Nam chưa tham gia cung cấp cao su tổng hợp cho Đức trong năm 2021.

Với Hàn Quốc: Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc, trong hai tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc nhập khẩu 84,2 nghìn tấn cao su (mã HS: 4001, 4002, 4003, 4005), trị giá 177,74 triệu USD, giảm 0,4% về lượng, nhưng tăng 8,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong hai tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc nhập khẩu 60 nghìn tấn cao su tự nhiên (mã HS: 4001), trị giá 109,35 triệu USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Campuchia và Philippines là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tự nhiên cho Hàn Quốc trong thời gian này.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ ba cho Hàn Quốc, với 8,22 nghìn tấn, trị giá 15,3 triệu USD, tăng 10,6% về lượng và tăng 8,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc chiếm 13,7%, giảm so với 14,7% của hai tháng đầu năm 2021.

Trong hai tháng đầu năm 2022, Hàn Quốc nhập khẩu 20,64 nghìn tấn cao su tổng hợp (mã HS: 4002), trị giá 60,26 triệu USD, giảm 30,2% về lượng và giảm 12,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Mỹ và Cộng hòa Séc là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc trong hai tháng đầu năm 2022.

Cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc trong hai tháng đầu năm 2022 có sự thay đổi khi thị phần cao su tổng hợp của Trung Quốc, Mỹ, Cộng hòa Séc giảm, trong khi thị phần cao su tổng hợp của Nhật Bản và Nga lại tăng.

Số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc cho thấy, Việt Nam chưa tham gia cung cấp cao su tổng hợp cho Hàn Quốc trong hai tháng đầu năm 2022.

Thị trường Mỹ: Trong năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su đứng thứ 11 cho Mỹ với 43,19 nghìn tấn, trị giá 75,77 triệu USD, tăng 69,6% về lượng và tăng 106,2% về trị giá so với năm 2020. Thị phần cao su Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu cao su của Mỹ chiếm 2,2%, tăng nhẹ so với mức 1,6% của năm 2020.

Trong năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su tự nhiên lớn thứ 4 cho Mỹ, với 43,12 nghìn tấn, trị giá 75,42 triệu USD, tăng 69,9% về lượng và tăng 107,3% về trị giá so với năm 2020. Thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 4,3%, tăng so với mức 3,2% của năm 2020. Với cao su tổng hợp của Việt Nam chỉ chiếm 0,01% trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ.

Nguyễn Phương
Cùng chuyên mục