Giữa tâm bão “dịch tả lợn”: Tình hình chăn nuôi dự báo vẫn sẽ tăng trưởng
- Tình hình sản xuất chăn nuôi
Chăn nuôi trâu, bò: Chăn nuôi trâu, bò trong tháng không có biến động
mạnh, nhìn chung ổn định. Theo báo cáo của TCTK, ước tính tháng 2/2019, đàn trâu cả nước giảm 2,8% do diện tích chăn thả thu hẹp, đàn bò tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi lợn tiếp tục duy trì đà tăng khá, mặc dù dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra tại một số tỉnh thành trên cả nước. Theo số liệu ước tính của TCTK, đàn lợn cả nước tháng 2 năm 2019 tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.
Chăn nuôi gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển tốt do thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán được duy trì ở mức cao. Theo số liệu ước tính của TCTK, đàn gia cầm tháng 2 năm 2019 tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình chăn nuôi trâu, bò nhìn chung ổn định
- Tình hình dịch bệnh
Dịch Cúm gia cầm (CGC)
Các ổ dịch CGC chỉ xảy ra ở phạm vị nhỏ lẻ ở một số hộ chăn nuôi và đã được phát hiện, khống chế kịp thời, không lây lan ra diện rộng. Trong tháng 02/2019, cả nước không phát sinh ổ dịch CGC. Tính đến ngày 21/2/2019, cả nước không có tỉnh nào xảy ra dịch CGC.
Dịch Lở mồm long móng (LMLM)
Từ ngày 01/02/2019 đến hết ngày 21/02/2019, dịch bệnh LMLM đã xuất hiện tại 112 hộ của 24 xã, phường, thị trấn của 14 huyện, thị xã, thành phố thuộc 7 tỉnh, thành phố (Lạng Sơn, Yên Bái, Quảng Nam, Kon Tum, Bà Rịa – Vũng Tầu, Vĩnh Long và Cần Thơ). Tổng gia súc mắc bệnh là 956 con; số gia súc tiêu hủy là 492 con. Tính đến ngày 21/2/2019, cả nước có 24 dịch CGC tại 7 tỉnh, thành phố (Lạng Sơn, Yên Bái, Quảng Nam, Kon Tum, Bà Rịa – Vũng Tầu, Vĩnh Long và Cần Thơ) chưa qua 21 ngày.
Dịch Tai xanh trên lợn
Trong tháng 02/2019, cả nước không phát sinh ổ dịch Tai xanh. Tính đến ngày 21/2/2019, cả nước không có dịch Tai xanh xảy ra.
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP)
Từ ngày 01-21/02/2019, tổng cộng dịch bệnh đã xảy ra tại 18 hộ, 8 thôn, 4 xã, 4 huyện của 2 tỉnh (Hưng Yên, Thái Bình); số lợn tiêu hủy: 645 con, với trọng lượng lợn tiêu hủy là 47,043 tấn. Do hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh DTLCP, nên nếu không phát hiện kịp thời và tiêu hủy triệt để lợn mắc bệnh, trong thời gian tới nguy cơ dịch bệnh phát sinh và lây lan là rất cao.
Lực lượng chức năng Hà Nội ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi