Một quốc gia tại Trung Đông đang tăng mạnh nhập khẩu chè xanh của Việt Nam
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, khối lượng xuất khẩu chè trong tháng 9 ước đạt 12 nghìn tấn với giá trị đạt 20 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 9 tháng đầu năm 2023 đạt 83 nghìn tấn và 142 triệu USD, giảm 13,2% về khối lượng và giảm 15,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý trong các thị trường, một quốc gia tại Trung Đông đang tăng mạnh nhập khẩu chè của Việt Nam.
Theo các chuyên gia, chè Việt Nam, đặc biệt là chè xanh thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng do mức thu nhập của người Trung Đông ngày càng tăng. Họ muốn sử dụng các sản phẩm giúp đảm bảo sức khỏe.
Về thị trường nói chung, Pakistan là quốc gia nhập khẩu lớn nhất với tỷ trọng gần 41% về khối lượng. Đứng sau lần lượt là Đài Loan (13,4%), Nga (6,7%) và Iraq (6,1%). Xuất khẩu chè sang các thị trường Pakistan, Đài Loan và Nga vẫn trong xu hướng giảm, bởi kinh tế các nước này vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Tình trạng thiếu ngoại tệ của Pakistan khiến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nước này không thể mua được ngoại tệ để thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, cơ quan hải quan Pakistan quy định tất cả các lô hàng nhập khẩu tồn đọng trong cảng quá thời hạn 30 ngày sẽ bị đưa vào danh sách tịch thu bán đấu giá.
Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu mặt hàng chè nói riêng của Việt Nam tới thị trường Pakistan cần lưu ý đối với các lô hàng bị chậm thanh toán, đặc biệt là quá thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm hàng đến cảng Karachi cần báo cho Thương vụ Việt Nam tại Pakistan để phối hợp xử lý, không để phát sinh chi phí và tiền phạt của cảng, hãng tàu và bị cơ quan hải quan Pakistan tịch thu bán đấu giá.
Đối với thị trường Đài Loan (Trung Quốc), theo Văn phòng Thống kê Đài Loan, nền kinh tế của thị trường này năm 2023 có thể tăng trưởng chậm nhất trong hàng thập kỷ qua do xuất khẩu có xu hướng giảm, trong bối cảnh lãi suất trên thế giới vẫn cao để đối phó lạm phát, kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp.
Tại thị trường Nga, lạm phát tăng và đồng Ruble yếu có thể khiến Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất và kiểm soát chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn để ngăn chặn dòng vốn chảy ra nước ngoài. Do đó, nhu cầu tiêu dùng tại Nga cũng bị hạn chế.
Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 5 về diện tích trồng chè và thứ 7 trong bảng xếp hạng về sản lượng chè trên toàn thế giới. Chè đang dần có những vị trí nhất định trong giỏ hàng hóa tiêu dùng của người Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á. Văn hóa uống chè đang dần thay đổi, đây cũng là cơ hội cho chè Việt Nam.
Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu một cách toàn diện về chè xanh cho thấy loại chè này có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể; nâng cao sức đề kháng chống tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, chè xanh có thể ức chế ngăn chặn tác động của tác nhân gây ung thư.
Tại Thượng Hải một công trình nghiên cứu ung thư thực quản cho thấy nhóm uống chè, ung thư giảm rõ 50% so với nhóm không uống. Các nhà khoa học cũng nhận thấy người Nhật nhờ tập quán uống chè lâu đời nên đã hạn chế tác hại gây bệnh. Theo tác giả Nhật hàng ngày nên uống chè xanh. Mùa hè uống chè xanh hỗ trợ phòng chống ung thư da.
Một công trình nghiên cứu ở Hà Lan nhận thấy nhóm dùng chè xanh hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và giảm tỷ lệ nhồi máu cơ tim.
Nhờ tập quán lâu đời uống chè mà nhân dân Nhật đã được bảo vệ phòng chống các bệnh tim mạch! Nếu uống nước chè hàng ngày thì nồng độ cholesterrol xấu trong máu giảm rõ rệt.
Nhiều công trình cho thấy chè xanh có tác dụng hỗ trợ diệt khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, hưng phấn thần kinh, hạ đường huyết, hỗ trợ giảm máu mỡ, lợi tiểu, giữ vệ sinh răng miệng...